Điện 1 giá gần 3.000 đồng/kWh, ai hưởng lợi, ai thua thiệt?
Điện 1 giá gần 3.000 đồng/kWh có hợp lý? | |
Bộ Công Thương chính thức đề xuất 2 phương án tính giá bán lẻ điện | |
Phương án 1 giá điện: Tính kỹ để hài hòa lợi ích |
Ảnh minh họa. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Dùng 300 kWh, tiền điện vọt tăng
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện để sửa đổi Quyết định 28/2014/QĐ-TTg quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện.
Đáng chú ý, trong dự thảo mới nhất này bên cạnh phương án cải tiến giá bán lẻ điện sinh hoạt từ 6 bậc thang hiện tại xuống 5 bậc thang, Bộ Công Thương đưa ra 1 phương án mới chưa từng xuất hiện trước đó. Đó là áp dụng song song cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt 5 bậc và giá bán lẻ điện 1 giá (khách hàng được quyền lựa chọn áp dụng giá sinh hoạt 5 bậc hoặc giá bán lẻ điện 1 giá).
Trong thông tin cung cấp tới báo chí hôm nay, 13/8, Bộ Công Thương đã làm rõ nhiều khía cạnh chi tiết xung quanh các phương án này.
Cụ thể, phương án 1: Cải tiến từ phương án biểu giá cho mục đích sinh hoạt gồm 6 bậc thang sang biểu giá điện có 5 bậc thang đảm bảo nguyên tắc giữ nguyên giá điện bình quân hiện hành cho mục đích sinh hoạt.
Trong đó, ghép bậc 1 và bậc 2 hiện tại thành bậc 1 mới (từ 0-100 kWh), giá bậc 1 mới được giữ bằng bậc 1 hiện hành; giữ nguyên giá các khách hàng sử dụng điện từ 101-200 kWh; ghép các bậc từ 201-300 kWh với 301-400 kWh thành bậc mới; tách bậc thang trên 401 kWh thành 2 bậc mới là bậc từ 401 đến 700 kWh và bậc trên 701 kWh.
Phương án 2: Cải tiến từ phương án biểu giá cho mục đích sinh hoạt gồm 6 bậc thang sang biểu giá bán lẻ sinh hoạt 5 bậc và giá bán lẻ sinh hoạt 1 giá. Khách hàng được quyền lựa chọn áp dụng biểu giá bán lẻ điện 5 bậc hoặc 1 giá để phù hợp với mức tiêu thụ điện của khách hàng.
Với phương án 2, Bộ Công Thương xây dựng phương án 2A và 2B để lấy ý kiến. Trong đó, biểu giá ở 4 bậc thang đầu tiên của phương án 2A và phương án 2B giống như phương án 1.
Biểu giá điện ở phương án 2A và 2B lần lượt được đề xuất ở mức 145% giá bình quân (tương ứng 2.703 đồng/kWh-PV) và 155% giá bình quân (tương ứng 2.889 đồng/kWh-PV). Tương ứng với mỗi phương án, giá điện tại bậc thang thứ 5 sẽ được tính toán lại để giá điện sinh hoạt bình quân không đổi.
Qua số liệu tính toán, Bộ Công Thương đánh giá, đa số các khách hàng sử dụng dưới 600 kWh chi phí tiền điện sẽ giảm so với giá điện hiện hành (từ 2.800 - 12.800 đồng).
Riêng các khách hàng nếu sử dụng ở mức 300 kWh chi phí tiền điện sẽ tăng do ghép bậc 201-300 kWh và 301-400 kWh thành bậc mới. Số tiền phải trả tăng thêm khi sử dụng ở mức 300 kWh là 7.100 đồng.
Bảng chi phí tiền điện của khách hàng sử dụng điện mục đích sinh hoạt theo tính toán của Bộ Công Thương |
Dù vậy, nhìn vào bảng tính toán của Bộ Công Thương dễ thấy, thực tế lại có phần “vênh”, thiếu toàn diện so với đánh giá chung Bộ này đưa ra khi Bộ chưa phân tích sâu vào trường hợp khách hàng sử dụng ít điện mà lại lựa chọn phương án điện 1 giá.
Cụ thể, với giá điện bậc thang mới, nhóm khách hàng dùng 400 kWh trở xuống có số tiền điện phải đóng ít hơn so với bậc thang cũ. Tuy nhiên, nếu nhóm khách hàng này lựa chọn dùng điện 1 giá, thì số tiền phải đóng lại tăng hơn rất nhiều so với việc sử dụng giá điện bậc thang.
Với bậc thang mới, khách hàng dùng 700 kWh trở lên có số tiền điện phải đóng cao hơn so với bậc thang cũ, tuy nhiên mức tăng là không đáng kể. Trong khi, nếu dùng điện 1 giá, nhóm khách hàng này cũng phải chịu tiền điện cao hơn dùng điện bậc thang.
Như vậy, các đối tượng khách hàng này phải cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn phương án điện 1 giá.
Dùng trên 800 kWh điện 1 giá mới hưởng lợi
Riêng tại phương án 2A và 2B, Bộ Công Thương nêu rõ, để đảm bảo giữ giá điện sinh hoạt bình quân không thay đổi, đồng thời giữ giá điện ở 4 bậc đầu của phương án 1 và phương án 2 giống nhau để không tác động tới chi phí tiền điện của đa số khách hàng sử dụng điện dưới 700kWh/tháng, khi xây dựng các phương án giá điện 1 giá sẽ chỉ thay đổi giá điện ở bậc 5 và giá điện 1 giá.
Nếu giá điện 1 giá ở mức bằng 145% giá điện bình quân (phương án 2A, mức giá này cao hơn giá bậc 3 và thấp hơn giá các bậc 4 và bậc 5) thì giá điện ở bậc 5 sẽ bằng bằng 274% mức giá điện bình quân.
Nếu giá điện 1 giá ở mức bằng 155% giá điện bình quân (phương án 2B, mức giá này cao hơn giá bậc 3 và thấp hơn giá các bậc 4 và bậc 5) thì giá điện ở bậc 5 sẽ bằng 185% mức giá điện bình quân.
Nếu phương án 2A và 2B được áp dụng, khi khách hàng lựa chọn biểu giá theo phương án 1 giá sẽ hạn chế những nhược điểm của giá điện bậc thang, đặc biệt là những khách hàng sử dụng điện ở mức cao như việc tiền điện tăng bất thường vào các tháng nắng nóng, sai lệch về thời điểm ghi chỉ số công tơ hàng tháng.
Cụ thể, khi giá điện một giá ở mức bằng 145% giá điện bình quân (phương án 2A), các khách hàng sử dụng điện trên 800 kWh khi lựa chọn 1 giá sẽ có chi phí tiền điện thấp hơn lựa chọn giá bậc thang.
Tương tự khi giá điện 1 giá ở mức bằng 155% giá điện bình quân (phương án 2B), các khách hàng sử dụng điện trên 1.100 kWh khi lựa chọn 1 giá sẽ có chi phí tiền điện thấp hơn lựa chọn giá bậc thang.
Tin liên quan
Thông qua Luật Điện lực (sửa đổi), chưa xoá bỏ ngay việc bù chéo giá điện
15:02 | 30/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Giá điện tăng 4,8%, lên hơn 2.100 đồng/kWh từ ngày 11/10
19:11 | 11/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
19:57 | 23/12/2024 Kinh tế
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
19:19 | 23/12/2024 Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics