Dịch vụ Mobile Money khi nào được triển khai?
Cú hích từ Mobile Money | |
Viettel sẵn sàng cung cấp dịch vụ Mobile Money đến 100% khách hàng | |
Thủ tướng quyết định triển khai thí điểm Mobile Money trong 2 năm |
Ảnh minh họa: Internet |
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money) từ ngày 9/3.
Theo quy định, các doanh nghiệp viễn thông sẽ phải chuẩn bị hồ sơ xin thử nghiệm dịch vụ Mobile Money để gửi Ngân hàng Nhà nước (NHNN), sau đó cơ quan này xem xét, lấy ý kiến các bộ ngành liên quan như Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT), Bộ Công an, rồi mới có quyết định đồng ý cấp phép thử nghiệm cho nhà mạng. Khi đó doanh nghiệp viễn thông mới bắt đầu được triển khai dịch vụ.
Trả lời báo chí về vấn đề này, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh cho biết, ngay sau khi các doanh nghiệp viễn thông đáp ứng các điều kiện và được chấp thuận triển khai cung ứng dịch vụ Mobile Money, người dân có nhu cầu sử dụng dịch vụ, đặc biệt là người dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa có thể đăng ký mở, nạp tiền và sử dụng dịch vụ Mobile Money.
Theo Phó Thống đốc NHNN, các doanh nghiệp viễn thông cần xây dựng Hồ sơ đề nghị triển khai thí điểm dịch vụ Mobile Money đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Quyết định 316/QĐ-TTg, gửi NHNN đầu mối xem xét, thẩm định.
Trên cơ sở Hồ sơ đề nghị của các doanh nghiệp viễn thông, NHNN sẽ đầu mối, phối hợp với Bộ TTTT và Bộ Công an để xem xét, chấp thuận việc triển khai dịch vụ Mobile Money.
Khi đăng ký sử dụng dịch vụ Mobile Money, theo đại diện lãnh đạo NHNN, khách hàng sẽ phải cung cấp Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân, Hộ chiếu trùng với thông tin đăng ký số thuê bao di động của khách hàng.
Ngoài ra, NHNN lưu ý, mỗi khách hàng chỉ được mở 1 tài khoản Mobile Money tại mỗi doanh nghiệp viễn thông. Khách hàng không được cho thuê, mượn, trao đổi, tặng, cho hoặc mua, bán tài khoản Mobile Money để đảm bảo an toàn, bảo mật khi sử dụng dịch vụ.
Theo các chuyên gia, với gần 125 triệu thuê bao di động, khoảng 30% người trưởng thành chưa có tài khoản ngân hàng, cơ hội cho việc phát triển dịch vụ Mobile Money tại Việt Nam là rất lớn. Mobile Money ra đời được kỳ vọng góp phần làm tăng tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt và thúc đẩy tài chính toàn diện theo chủ trương của Chính phủ.
Về phía doanh nghiệp, 3 nhà mạng lớn là Viettel, VNPT và MobiFone cho biết đã chuẩn bị đầy đủ về hạ tầng kỹ thuật, đào tạo, huấn luyện cho bộ phận phụ trách về nạp thẻ, thanh toán, giải pháp định danh và xác thực điện tử khách hàng… từ cuối năm 2020 để sẵn sàng cho khách hàng đăng ký và phát triển các dịch vụ khi chính thức được cung cấp dịch vụ.
Lãnh đạo một doanh nghiệp viễn thông ước tính, chỉ cần 20-30% trong tổng số gần 125 triệu thuê bao điện thoại di động hiện nay sử dụng dịch vụ với hạn mức tối đa (10 triệu đồng) thì lượng tiền luân chuyển qua "kênh" Mobile Money có thể lên tới hàng chục, hàng trăm nghìn tỷ đồng.
Vì thế, đại diện Cục Viễn thông (Bộ TTTT) cho biết, Cục đang yêu cầu các doanh nghiệp nộp hồ sơ càng nhanh càng tốt, cố gắng việc triển khai thí điểm này sẽ được thực hiện ngay trong tháng 3 này.
Theo Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh, Mobile Money là dịch vụ mới tại Việt Nam, do đó, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa NHNN, Bộ TTTT, Bộ Công an trong việc thẩm định, cấp phép, thanh tra, kiểm tra, giám sát theo đúng quy định, đặc biệt phối hợp trong việc hoàn thiện chính sách về dịch vụ Mobile-Money sau 2 năm thí điểm. Trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục theo dõi và nắm bắt thông tin phản ánh dư luận liên quan đến việc thực hiện thí điểm Mobile Money để kịp thời phối hợp với các bộ ngành xử lý các vướng mắc, phát sinh. |
Tin liên quan
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:50 | 17/11/2024 Tài chính
“Chạy sô” tăng trưởng tín dụng có thể tiềm ẩn rủi ro
20:18 | 11/11/2024 Kinh tế
Giảm chênh lệch giá, Ngân hàng Nhà nước đã bán ra hơn 11 tấn vàng
21:34 | 10/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu qua thương mại điện tử: Chậm chân sẽ mất cơ hội
18:33 | 26/11/2024 Kinh tế
Việt Nam hứa hẹn trở thành điểm đến thu hút vốn đầu tư xanh
14:35 | 26/11/2024 Kinh tế
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Giải bài toán quy hoạch và kết nối
13:16 | 26/11/2024 Kinh tế
Sắp có nhóm hàng nhập khẩu cán mốc 100 tỷ USD
10:49 | 26/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tháo gỡ vướng mắc thực hiện gỡ thẻ vàng IUU
08:30 | 26/11/2024 Kinh tế
7 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực mang về 234,5 tỷ USD
20:41 | 25/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sản xuất bền vững sẽ mang lại lợi thế cho hồ tiêu và gia vị Việt Nam
18:35 | 25/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu của Việt Nam vào Philippines tăng gần 24% sau 10 tháng
11:55 | 25/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vĩnh Phúc gỡ rào cản để xanh hóa nền kinh tế
20:14 | 24/11/2024 Kinh tế
Dệt may, da giày cần trợ lực để xanh hóa chuỗi cung ứng
08:11 | 24/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
16:06 | 23/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cổng thông tin điện tử cho hộ, cá nhân kinh doanh TMĐT phải thuận tiện cho người nộp thuế
Xuất khẩu qua thương mại điện tử: Chậm chân sẽ mất cơ hội
Thông qua Luật thuế Giá trị gia tăng (sửa đổi): Phân bón quay lại chịu thuế 5%
Điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Hồng Linh làm Cục trưởng Cục Hải quan Nghệ An
Việt Nam- Lào ký biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực quản lý công sản
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics