Dịch vụ công trực tuyến: Góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
Số lượng giao dịch chứng từ chi ngân sách nhà nước phát sinh hàng tháng trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến đạt trên 99,6%. Ảnh: Thùy Linh |
Chỉ còn khoảng 0,4% số lượng giao dịch trực tiếp
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký ban hành Nghị quyết số 124/NQ-CP của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2022. Nghị quyết đặt mục tiêu phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2022 đạt 95-100% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao; giải ngân 100% vốn ngân sách địa phương; giải ngân tối thiểu 50% vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được giao trong năm 2022.
Để đạt được mục tiêu này, nhiều nhiệm vụ cụ thể đã được giao cho từng bộ, ngành. Trong đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Tài chính chỉ đạo Kho bạc Nhà nước (KBNN) đẩy mạnh thanh toán qua dịch vụ công trực tuyến nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại của các chủ đầu tư, công khai minh bạch quá trình xử lý hồ sơ tại cơ quan kiểm soát thanh toán.
Thực tế, từ ngày 1/2/2018, KBNN đã chính thức vận hành và cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho các đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư có mở tài khoản giao dịch tại các đơn vị Kho bạc. Đến nay, 100% đơn vị thuộc đối tượng bắt buộc đã tham gia dịch vụ công trực tuyến của KBNN. Số lượng giao dịch chứng từ chi ngân sách nhà nước phát sinh hàng tháng trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến đạt trên 99,6%. Theo báo cáo từ KBNN, hiện chỉ còn khoảng 0,4% số lượng giao dịch trực tiếp tại Kho bạc do điều kiện hạ tầng và đường truyền internet từ phía đơn vị sử dụng ngân sách một số thời điểm không đảm bảo tốc độ để truyền dữ liệu sang Kho bạc…
Qua quá trình triển khai có thể thấy, việc KBNN chính thức vận hành và cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên phạm vi rộng đã hình thành kênh giao dịch điện tử của KBNN, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong giao dịch với KBNN, đưa KBNN đến gần hơn nữa với khách hàng và xã hội qua mạng internet, là bước cải cách hành chính mạnh mẽ của KBNN theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính và Chiến lược phát triển KBNN.
Bên cạnh đó, việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến với chữ ký số đã tăng cường tính bảo mật, tránh việc giả mạo chữ ký, con dấu của đơn vị, giúp khách hàng cũng như KBNN có thể giám sát quá trình xử lý hồ sơ và kiểm soát chi NSNN, nâng cao tính trách nhiệm và minh bạch trong công tác kiểm soát chi NSNN nói riêng và giao dịch với khách hàng nói chung. Ngoài ra, việc dịch vụ công trực tuyến hỗ trợ lấy số liệu tự động trên TABMIS đã giúp việc đối chiếu, xác nhận số liệu của đơn vị giao dịch tại KBNN được chính xác, nhanh chóng, giảm thiểu sai sót trong quá trình đối chiếu, góp phần đảm bảo an toàn tiền, tài sản của Nhà nước.
Có thể nói, dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của KBNN đã thay đổi hoàn toàn cách giao dịch truyền thống, đem lại nhiều lợi ích thiết thực, nâng cao hiệu quả công việc của KBNN và các đơn vị sử dụng ngân sách. Từ dịch vụ công trực tuyến, các giao dịch viên của KBNN không phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên năng suất lao động được nâng lên, hạn chế được nhiều rủi ro trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ. Các đơn vị sử dụng ngân sách đã được chủ động hơn trong việc gửi các chứng từ thanh toán vốn đến KBNN trên môi trường mạng trong bất kỳ thời gian, địa điểm nào nên đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian, chi phí đi lại cũng như in ấn chứng từ. Theo ghi nhận từ phía các đơn vị sử dụng ngân sách, dịch vụ công trực tuyến của KBNN có rất nhiều tiện ích. Khách hàng có thể theo dõi được quá trình tiếp nhận hồ sơ và giải quyết của giao dịch viên KBNN đang ở mức nào, tiết kiệm nhiều khoản chi phí hành chính…Cảnh tượng xếp hàng chờ đợi để giao dịch tại trụ sở các đơn vị KBNN, nhất là vào thời điểm cuối quý, cuối năm đã không còn.
Tiếp tục nâng cấp dịch vụ công trực tuyến
Hiện nay, cơ chế chính sách, quy trình nghiệp vụ kiểm soát chi NSNN ngày càng được bổ sung, hoàn thiện; quy trình nghiệp vụ giao dịch trực tiếp và giao dịch trực tuyến đều được hướng dẫn tập trung trong một cơ chế, chính sách. Bên cạnh đó, những giải pháp kỹ thuật trên dịch vụ công trực tuyến được cập nhật, sửa đổi kịp thời trên cơ sở ghi nhận ý kiến phản hồi của người sử dụng để phục vụ người sử dụng ngày càng tốt hơn.
Tuy nhiên, để dịch vụ công trực tuyến thực sự phát huy hết các lợi ích và là bước đệm để toàn hệ thống KBNN hướng tới Kho bạc số, các đơn vị KBNN đang kiến nghị KBNN hoàn thiện thiết kế giao diện theo nhu cầu của người sử dụng; đồng thời, bổ sung thêm các thông báo và tác nghiệp cần làm đối với mỗi dịch vụ công.
Bên cạnh đó, cần nâng cấp hiệu năng để đơn vị sử dụng ngân sách gửi được file hồ sơ có dung lượng lớn kèm chứng từ trên dịch vụ công trực tuyến mà không phải đến KBNN gửi hồ sơ trực tiếp bằng giấy (thuộc lĩnh vực kiểm soát chi đầu tư và chi mua sắm tài sản); bổ sung tính năng chọn thời gian giải quyết hồ sơ, chứng từ thuộc lĩnh vực chi đầu tư có quy định thời gian: xử lý 1 ngày (khi tạm ứng và thanh toán trước, kiểm soát sau), 3 ngày (kiểm soát trước, thanh toán sau); cho phép được đăng ký dịch vụ công trực tuyến đối với dự án đầu tư được quản lý bởi nhiều chủ đầu tư, nhiều cấp ngân sách.
Ngoài ra, dịch vụ công trực tuyến cần hoàn thiện hơn, bổ sung chức năng cho phép tiếp nhận, phê duyệt chứng từ theo thứ tự thời gian; chọn để xử lý những chứng từ đơn giản, có thời hạn ngắn trước. Đối với những chứng từ phức tạp, có thời gian giải quyết dài, cần kiểm tra, kiểm soát hồ sơ sau, cho phép đẩy chứng từ sang mô đun khác để xử lý sau.
Đồng thời, các đơn vị KBNN cũng đề nghị dịch vụ công trực tuyến nên được bổ sung tính năng tra cứu, kiểm tra số dư tài khoản ngay khi giao dịch viên tiếp nhận, xử lý hồ sơ và kiểm soát số dư tạm ứng từng tiểu mục, nếu không đủ thì không giao sang Tabmis. Điều này sẽ giúp giảm thiểu thao tác thủ công đối với công chức và sẽ giúp giảm áp lực công việc trong những lúc cao điểm.
Tính đến ngày 31/8/2022, lũy kế thanh toán vốn đầu tư công kế hoạch năm 2022 ước đạt 201.690,4 tỷ đồng, bằng 38,3% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. So với cùng kỳ năm 2021, con số này tăng 21.639,8 tỷ đồng về giá trị, giảm 2,9% so với kế hoạch vốnThủ tướng Chính phủ giao. Trong đó, vốn trong nước thanh toán là 194.092,6 tỷ đồng, bằng 39,5% kế hoạch năm 2022 Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 35,5% kế hoạch vốn đầu tư công thuộc kế hoạch năm 2022; vốn ngoài nước kiểm soát, xác nhận 7.597,9 tỷ đồng, bằng 21,8% kế hoạch năm 2022 Thủ tướng Chính phủ giao.
|
Tin liên quan
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sửa Luật Đầu tư công để trả lời câu hỏi "tại sao có tiền mà không làm được"
21:46 | 29/10/2024 Kinh tế
Sửa Luật Đầu tư công: Thủ tướng được quyết định dự án từ 10.000-30.000 tỷ đồng
11:15 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cuối tháng 10/2024, còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ
12:51 | 02/11/2024 Tài chính
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính
08:57 | 01/11/2024 Tài chính
Kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn nợ công quốc gia năm 2024
07:52 | 01/11/2024 Tài chính
Còn áp lực lên mặt bằng giá, phấn đấu CPI bình quân không vượt quá 4%
21:37 | 30/10/2024 Tài chính
Chuyển quyền cho Chính phủ miễn, giảm, xử lý tiền phạt chậm nộp thuế là phù hợp
20:41 | 29/10/2024 Tài chính
Chính sách thuế bất động sản hướng đến quản lý chặt chẽ, chống lãng phí nguồn lực đất đai
20:29 | 29/10/2024 Tài chính
Chính sách tài khoá cần trở lại trạng thái bình thường trong giai đoạn mới
14:54 | 29/10/2024 Tài chính
Sẽ áp thuế GTGT đối với hàng hoá giá trị nhỏ
14:48 | 29/10/2024 Tài chính
Sửa đổi Luật Thuế GTGT: Không cho phép hoàn thuế với hàng tạm nhập tái xuất
14:45 | 29/10/2024 Tài chính
"Giá phân bón tăng giảm không do thuế"
14:39 | 29/10/2024 Tài chính
Dự án "1 luật sửa 7 luật": Chi cục thuế có thẩm quyền quyết định hoàn thuế?
11:18 | 29/10/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK