“Dịch hạch” với những lời cảnh báo sâu sắc
Nhà văn Albert Camus sinh ngày 7/11/1913 và mất ngày 4/1/1960. Thời trai trẻ, Albert Camus từng là một cầu thủ bóng đá, khoác áo đội tuyển quốc gia Algeria. Năm 1957, Albert Camus được trao giải thưởng Nobel văn học. Tiểu thuyết “Dịch hạch” được Albert Camus viết vào năm 1946.
Tiểu thuyết “Dịch hạch” của Albert Camus xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1989, qua bản dịch của Nguyễn Trọng Định. “Dịch hạch” kể về một nhóm những người đàn ông tập trung lại để cùng nhau chống lại dịch bệnh. Trong tiểu thuyết, độc giả bắt gặp lòng can đảm, nỗi sợ hãi và cả những tính toán, đắn đo mà ta có thể đã đọc hoặc nghe trong tất cả những tin tức hàng ngày.
Bối cảnh của “Dịch hạch” là thành phố biển Oran. Sáng ngày 16 /4 của một năm trong thập niên 1940, bác sĩ Rieux từ trong phòng ra ngoài cầu thang thì đá phải một xác con chuột chết; ngay chiều hôm đó đi về thì gặp một con chuột khác cũng đang giãy chết. Lúc đầu người ta tưởng đó là trò nghịch ngợm của bọn trẻ, nhưng số lượng chuột chết mỗi ngày cứ tăng dần, dân cư thành phố lo sợ. Các bệnh nhân đầu tiên được đưa vào bệnh viện rồi xuất hiện những người chết đầu tiên. Bệnh dịch hạch bắt đầu lan tràn. Qua nhiều cuộc tranh cãi, cuối cùng chính quyền công nhận thành phố bị dịch hạch và quyết định đóng cửa thành phố để bệnh khỏi lây lan, gây nên nhiều xáo trộn cuộc sống với nhiều gia đình ly tán. Song dân chúng Oran cũng dần quen với thảm họa sau những hốt hoảng đầu tiên. Nhịp sống dần trở lại bình thường mặc những cảnh chết chóc, đốt xác chết, chôn người chết diễn ra hết sức phổ biến và ghê rợn.
Bác sĩ Rieux là nhân vật trung tâm của “Dịch hạch”. Ông cùng với bạn bè và đồng nghiệp lao vào cuộc chiến đấu với bệnh dịch để cứu thành phố Oran. Rieux có suy nghĩ đơn giản, rõ ràng nhưng quyết liệt: "nếu không điên thì cũng mù, không mù thì cũng hèn nhát mới cam chịu buông tay trước dịch hạch", "sức lực tôi đến đâu thì tôi bảo vệ họ đến đó...". Những lời nói và hành động của Rieux đã thuyết phục được nhiều người, như nhà báo Rambert hay linh mục Paneloux. Bản thân Rieux, chính trong thời gian dịch hạch vợ ông ốm đau phải đi điều dưỡng và khi bà chết Rieux cũng không được gặp.
Trong đại dịch toàn cầu do virus corona gây ra, một lần nữa tiểu thuyết “Dịch hạch” lại mang lại những cảnh báo sâu sắc. Đối phó với Covid-19, bạn đọc không khó để thấy rằng nhà văn Albert Camus đã dùng sự quan sát và sự tưởng tượng của mình mà mô tả nên một không gian đầy bất trắc luôn đe dọa con người.
Các nhà phê bình phương Tây đánh giá: Ngày nay, “Dịch hạch” có thể kể cho chúng ta nghe câu chuyện về bất cứ kiểu dịch bệnh nào, từ sự “quá liều”, thậm chí phá hoại của những kẻ theo chủ nghĩa vật chất cho đến tốc độ bành trướng chóng mặt của chủ nghĩa tư bản. Và “Dịch hạch” có thể trở thành hợp lý trong bất cứ một bài luận đương thời nào muốn phân tích lại nó. Tất cả bởi một lẽ: sự phi lý. Xã hội chúng ta đang sống đầy phi lý, và tiểu thuyết của Albert Camus đã dẫn dắt mối quan hệ của chúng ta tới sự phi lý trong sự tồn tại này. Tác phẩm của Albert Camus có thể mô tả rất thuyết phục cách mà dịch bệnh sinh nở trong một xã hội mà ở đó, người ta có thể phát trên loa phóng thanh và vẽ ra một khung cảnh cực kì thảm thương về những khu vực nghèo nàn, cằn cỗi, và rồi, hàng nghìn người tình nguyện sẽ lũ lượt tới đó, trên những chiếc thuyền chết chóc và vượt qua những sa mạc địa ngục, chỉ để đi theo tiếng hô hào và những lời hứa vô nghĩa. Và cái xã hội đó thậm chí cũng đã phá hủy thứ hằng tố mà nhờ nó, Albert Camus có thể đo được sự bất tử của con người: đó là tự nhiên! Khi ruồng rẫy tự nhiên, khi tàn phá tự nhiên thì con người phải trả giá cho sự tham lam và sự ích kỷ!
Sinh thời, Albert Camus viết văn song song với nghiên cứu triết học. Khi tiểu thuyết “Dịch hạch” được chào đón nhiệt liệt khắp nơi, Albert Camus cũng không che giấu những băn khoăn cá nhân: “Mục đích của người viết văn là giữ cho nền văn minh không tự hủy diệt. Luôn luôn có lúc con người mệt mỏi bởi công việc, sự cống hiến cho bổn phận, và tất cả những gì anh ta muốn là gương mặt mình yêu, sự ấm áp và điều kỳ diệu của một trái tim yêu thương. Chúng ta phải làm thế nào để không lãng phí thời gian? Rất đơn giản, bằng cách lúc nào cũng ý thức về điều đó. Những điều có thể làm để lãng phí: Chờ đợi cả ngày bồn chồn trên ghế trong phòng đợi của nha sĩ, đứng trên ban công cả chiều chủ nhật, nghe bài giảng bằng ngôn ngữ mình không hiểu, đi bằng đường tàu xa nhất và ít thuận tiện nhất, và dĩ nhiên đứng cả buổi xếp hàng trước quầy vé rạp hát và rồi không mua vé… Và cứ như vậy, chúng ta đánh mất cuộc sống mình theo cách nhàm chán nhất và tẻ nhạt nhất!”.
Tin liên quan
HLV Trương Việt Hoàng: “Mourinho Việt Nam” và thử thách cực đại trong năm 2021
10:23 | 31/12/2020 Giải trí
2020 – một năm nhiều mất mát của showbiz Việt
08:28 | 31/12/2020 Giải trí
Thời trang thế giới 2020: Thoát khỏi lối mòn để vượt qua khủng hoảng hậu Covid-19
09:08 | 30/12/2020 Giải trí
Top 10 cầu thủ săn bàn tốt nhất năm 2020: Ibrahimovic và Messi “hít khói” Ronaldo
09:07 | 30/12/2020 Giải trí
Ronaldo vượt qua Messi để giật giải “Cầu thủ xuất sắc nhất thế kỷ”
12:23 | 28/12/2020 Giải trí
Thu Hà phía "Hướng dương ngược nắng"
08:15 | 28/12/2020 Giải trí
Dư âm ĐT Việt Nam 2-2 U22 Việt Nam: Điểm sáng Quang Hải, nỗi lo hàng phòng ngự
08:03 | 28/12/2020 Giải trí
Những sự kiện thể thao nổi bật của năm 2020
07:41 | 28/12/2020 Giải trí
Nhiều nghệ sỹ hàng đầu tham gia đêm nhạc "Quy Nhơn Ngày xanh nắng"
21:46 | 27/12/2020 Giải trí
Top 10 thương vụ chuyển nhượng gây ấn tượng nhất năm 2020
15:21 | 26/12/2020 Giải trí
FIFA phân bổ suất dự World Cup nữ 2023: Thử thách cực lớn cho ĐT nữ Việt Nam
15:56 | 25/12/2020 Giải trí
Tiềm năng phát triển thể thao điện tử tại Việt Nam còn rất lớn
15:47 | 25/12/2020 Giải trí
Chuyển đổi số trong thể thao: Xu hướng phát triển tất yếu
13:17 | 24/12/2020 Giải trí
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics