Dịch corona dài trên 3 tháng, xuất nông sản giảm 800 triệu USD
Trái cây là mặt hàng điển hình chịu tác động lớn từ dịch nCoV. Ảnh: N.H |
Đánh giá về mức độ tác động của dịch nCoV tới xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là hàng nông sản, tại cuộc họp mới đây của Bộ Công Thương bàn giải pháp ứng phó với dịch nCoV, ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho hay: Hiện nay, Lạng Sơn đã thông quan 51 xe hàng gồm 22 xe nông sản và 29 xe linh kiện điện tử máy móc. Lào Cai, Quảng Ninh cũng đang chuẩn bị.
Tuy nhiên, dù cửa khẩu được mở trở lại thì hàng hóa cũng khó có thể thông thương khi phía Trung Quốc vẫn đang tránh việc tập trung đông người. Các chợ biên giới vẫn chưa mở cửa. Lực lượng lao động bốc vác thiếu.
Về góc độ tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới, ông Chinh đánh giá: Chưa thể tiến hành ngay được, nhất là với những loại nông sản như dưa hấu, thanh long. Đàm phán mở cửa thị trường cho trái cây không thể diễn ra trong “ngày một ngày hai”.
“Nếu như dịch bệnh diễn ra trong vòng 1-3 tháng, nông sản xuất khẩu qua biên giới chịu tác động giảm 400-600 triệu USD. Nếu dịch kéo dài trên 3 tháng thì sẽ bị tác động đến 800 triệu USD”, ông Chinh nói.
Bên cạnh câu chuyện khó khăn trong xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc, lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu cũng bày tỏ băn khoăn, lo ngại ở góc độ doanh nghiệp xuất khẩu đối mặt nguy cơ thiếu nguyên phụ liệu nghiêm trọng do không thể nhập khẩu từ Trung Quốc nếu dịch nCoV kéo dài vài tháng tới.
“Các nguyên liệu sản xuất cho quý I thường được doanh nghiệp nhập khẩu trước Tết. Song nếu tình hình này tiếp tục, nguồn cung nguyên vật liệu là vấn đề cần quan tâm”, ông Chinh nói.
Liên quan tới vấn đề này, ông Trương Thanh Hoài, Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) phân tích thêm: Việc các ngành dệt may, da giày, điện tử… phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu, linh kiện từ Trung Quốc là “căn bệnh kinh niên". Nguồn nguyên liệu nhập khẩu nhiều, một số ngành nguyên liệu cơ bản chỉ đủ dùng trong 1 tháng nữa là hết.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhìn nhận: Đây là thời điểm để tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Việc sản xuất phải gắn với việc xuất khẩu theo đường chính ngạch, truy xuất nguồn gốc, kiểm soát dịch bệnh. Như vậy mới đảm bảo năng lực cạnh tranh, không phụ thuộc vào một thị trường.
Đánh giá nếu dịch bệnh kéo dài 1 quý thì thiệt hại sẽ rất đáng kể, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng cần chủ động có biện pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, cho doanh nghiệp, cho người nông dân và xã hội, để tạo điều kiện phát triển thương mại, dịch vụ, công nghiệp, hướng tới đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2020 theo Nghị quyết được Quốc hội và Chính phủ giao.
Thời gian tới, vị “tư lệnh” ngành Công Thương yêu cầu Cục Xúc tiến thương mại, Cục Xuất nhập khẩu và các Vụ Thị trường ngoài nước tiếp tục tháo gỡ khó khăn, giải quyết lượng nông sản đang tồn ứ do ách tắc trong thông quan với thị trường Trung Quốc; đồng thời đánh giá lại quy mô khối lượng đã và sẽ ách tắc thời gian tới, trên cơ sở đó đánh giá lại các địa bàn tiềm năng để xúc tiến thương mại, tìm kiếm đầu mối thúc đẩy tiêu thụ.
Đối với Vụ Thị trường trong nước, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh yêu cầu tiếp tục làm việc với các siêu thị, trung tâm thương mại để vận động thúc đẩy tiêu thụ, xem xét cơ chế tạo thuận lợi từ cơ quan quản lý nhà nước để doanh nghiệp phân phối hưởng ưu đãi trong tiêu thụ nông sản, không chỉ tiêu thụ tại thị trường Việt Nam mà còn đưa sản phẩm hàng hóa ra các hệ thống tại nước ngoài.
Yêu cầu đặt ra với Cục Công nghiệp là đầu mối làm việc với các doanh nghiệp nhằm tăng cường sản xuất vải kháng khuẩn, đảm bảo nguồn cung cho sản xuất; tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện tác động của dịch bệnh đến sản xuất công nghiệp và các ngành kinh tế liên quan, đặc biệt đặt trong hệ quy chiếu là chuỗi cung ứng có sự tham gia của Việt Nam và các quốc gia khác…
Tin liên quan
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
09:41 | 22/11/2024 Xe - Công nghệ
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics