Để xuất khẩu bớt “dựa” FDI cần những “sếu đầu đàn” nội
Cần vun đắp các doanh nghiệp lớn trở thành những "sếu đầu đàn" | |
Hình thành “sếu đầu đàn” cho công nghiệp Việt Nam | |
Đại biểu Quốc hội: Lưu ý xuất khẩu tăng mạnh nhưng phụ thuộc FDI |
Đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp đầu đàn trong ngành ô tô, thủy sản, dệt may… Ảnh: N.Thanh |
Xuất khẩu FDI chiếm 73,8% tổng kim ngạch cả nước
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp FDI trong kỳ 2 tháng 4 (từ 16-30/4/2023) đạt 10,45 tỷ USD, tăng 9,4% tương ứng tăng 898 triệu USD so với kỳ 1 của tháng.
Tính chung 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI đạt 79,1 tỷ USD, giảm 12,4% (tương ứng giảm 11,19 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước, chiếm 73,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Nhóm hàng xuất khẩu nổi bật của doanh nghiệp FDI như: điện thoại các loại và linh kiện đạt 17,17 tỷ USD, chiếm 99,4% kim ngạch nhóm hàng này của cả nước; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 15,73 tỷ USD, chiếm 98,16%; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 12,22 tỷ USD, chiếm 92,54%...
Ở chiều ngược lại, nửa cuối tháng 4, nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI đạt 7,86 tỷ USD, giảm 5% (tương ứng giảm 415 triệu USD) so với kỳ 1 tháng 4/2023. Lũy kế hết tháng 4, tổng kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 64,92 tỷ USD, giảm 18,3% (tương ứng giảm 14,49 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước, chiếm 65,2% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
Như vậy, 4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 144,02 tỷ USD, giảm 15,1% (tương ứng giảm 25,68 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.
Trở lại kết quả năm 2022, xuất nhập khẩu đã ghi nhận nhiều cột mốc lịch sử khi lần đầu tiên tổng kim ngạch thương mại vượt 700 tỷ USD, bên cạnh đó là con số xuất siêu khoảng 10 tỷ USD, nhiều ngành hàng bước vào các “câu lạc bộ tỷ USD và chục tỷ USD”.
Tuy vậy, theo đánh giá của TS. Nguyễn Văn Hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Chính sách Công Thương (Bộ Công Thương), xuất khẩu đạt con số ấn tượng nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro vì nhiều mặt hàng xuất khẩu từ doanh nghiệp FDI.
Giá trị gia tăng hay sự tham gia vào chuỗi cung ứng xuất khẩu của Việt Nam tương đối thấp, nhất là về công nghệ. Doanh nghiệp FDI khi vào Việt Nam cam kết và hoạt động đầu tư có hỗ trợ nhưng tỷ lệ vô cùng thấp. Năm 2022 và 4 tháng đầu năm 2023 nhìn rõ tác động, sự suy giảm của khối doanh nghiệp FDI đã góp phần kéo giảm xuất khẩu của cả nước.
Chính vì vậy, lãnh đạo Viện Nghiên cứu Chiến lược Chính sách Công Thương cho rằng, cần xây dựng quy định ràng buộc hơn nữa trong chuyển giao công nghệ và thực hiện các cam kết. “Đã đến lúc nhìn vào con số thực tế kim ngạch xuất khẩu và giá trị gia tăng trong kim ngạch xuất khẩu đó, cần tập trung vào mặt hàng Việt Nam có giá trị cao, như mặt hàng công nghiệp chế biến, những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế”, ông Nguyễn Văn Hội phân tích.
Xây dựng nhiều doanh nghiệp đóng vai trò dẫn dắt
Theo TS. Nguyễn Văn Hội, Quyết định số 165/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng từ 13-15%/năm, con số này đã được duy trì trong suốt những năm qua. Với thị trường 100 triệu dân, nhu cầu tiêu dùng tăng rất nhanh là thị trường nhiều tiềm năng.
“Về mặt cơ chế cũng như bản thân doanh nghiệp đã có chiến lược thúc đẩy sản xuất, kinh doanh các mặt hàng phù hợp với thị trường nội địa. Muốn xuất khẩu ổn định bền vững thị trường nội địa cần được coi là nền tảng” ông Hội đánh giá và cho biết thêm trong quá trình tái cơ cấu cần tập trung phát triển hơn nữa hạ tầng thương mại nhằm một mặt gắn kết, tạo nền tảng bền vững cho phát triển đẩy mạnh thương mại nội địa đang phát triển rất nhanh hiện nay, đồng thời thúc đẩy xuất khẩu bền vững trong thời gian tới.
Ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho biết, trong những năm gần đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp “đầu đàn” trong ngành ô tô, thủy sản, dệt may… chủ yếu là doanh nghiệp ở khu vực tư nhân nhờ Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân. “Tôi tin rằng trong tương lai gần nếu chúng ta duy trì được điều này sẽ xuất hiện nhiều hơn các doanh nghiệp có vai trò dẫn dắt”, ông Nam nói.
Đồng tình với quan điểm trên, lãnh đạo Viện Nghiên cứu Chiến lược Chính sách Công Thương cho rằng, trong quá trình phát triển phải dựa vào kinh tế tư nhân, tự hình thành những “sếu đầu đàn”, dựa vào FDI không là khả thi. Cần nhìn nhận rõ ràng điều này để thấy trong quá trình tái cơ cấu ngành Công Thương cần xây dựng doanh nghiệp tư nhân trong nước thực sự là những “sếu đầu đàn” nắm bắt khoa học công nghệ để dẫn dắt trong nước.
“Quan điểm của tôi là cần xây dựng “sếu đầu đàn” là doanh nghiệp tư nhân Việt Nam làm chủ mới bền vững, có thể liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài. Tái cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước để mang lại sự cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp khác trong giai đoạn tới”, ông Nguyễn Văn Hội nêu quan điểm.
Tin liên quan
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiêu dùng bền vững trong bán lẻ
21:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Không tạo cơ chế xin cho trong cấp tín dụng, tiếp tục giảm lãi suất cho vay
17:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8%
09:47 | 17/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics