Để việc sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp hiệu quả
Phải quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan đại diện chủ sở hữu. Ảnh: ST |
Chưa tách bạch chức năng của quản lý nhà nước với chủ sở hữu
Tại dự thảo báo cáo tổng kết thi hành Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật số 69/2014/QH13), Bộ Tài chính cho biết, Luật số 69/2014/QH13 và hệ thống các văn bản pháp luật đã góp phần nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước. Vì thế, trong những năm vừa qua, doanh nghiệp có vốn nhà nước cơ bản đã được tái cơ cấu toàn diện.
Các doanh nghiệp có vốn nhà nước đã thực hiện được vai trò, nhiệm vụ chủ sở hữu vốn giao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, có sự tăng trưởng đáng kể về quy mô doanh nghiệp và có đóng góp số thu cho ngân sách nhà nước.
Về việc đầu tư vốn, cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp và thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn được thực hiện theo quy định, phạm vi đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp được thu hẹp, không còn dàn trải và được sắp xếp theo hướng tập trung đầu tư vào 4 lĩnh vực bao gồm: doanh nghiệp cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích thiết yếu xã hội; doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh; doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế.
Tuy nhiên, theo dự thảo báo cáo của Bộ Tài chính, các quy định về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn còn chịu sự can thiệp hành chính của các cơ quan nhà nước, chưa tách bạch, phân định rõ chức năng quản lý nhà nước với chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước và chức năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp theo Nghị quyết 12-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII đã đặt ra, làm hạn chế tính chủ động, cạnh tranh, không kịp thời của doanh nghiệp.
Cũng theo Bộ Tài chính, việc quy định sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp chưa đảm bảo đầy đủ nguyên tắc “lợi ích thì hài hòa, rủi ro thì chia sẻ”, công bằng, thị trường,… Nhà nước là một trong những chủ sở hữu của doanh nghiệp, có quyền và trách nhiệm theo tỷ lệ vốn góp như các chủ sở hữu khác. Bên cạnh đó, Luật số 69/2014/QH13 thể hiện sự chi tiết, bó hẹp về cách tiếp cận trong công tác quản lý trong khi thực tế các doanh nghiệp có thể đầu tư mua cổ phần, phần vốn góp tại các doanh nghiệp khác.
Đổi mới phương thức quản lý, nâng cao vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp nhà nước
Với những bất cập nêu trên, tại dự thảo Tờ trình Chính phủ đề nghị xây dựng Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp (sửa đổi), về chính sách quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, Bộ Tài chính nêu rõ, mục tiêu của chính sách là phải xác định rõ nguyên tắc quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp đảm bảo nguyên tắc “lợi ích thì hài hòa, rủi ro thì chia sẻ”, bảo toàn, hiệu quả, công bằng, thị trường, linh hoạt và công khai, minh bạch.
Vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp đi đôi với quyền kiểm soát phải được quản lý, sử dụng kịp thời, linh hoạt nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn nhà nước để làm tốt vai trò dẫn dắt mở đường cho các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác phát triển; đổi mới phương thức quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo hướng thống nhất một chính sách về đầu tư vốn, tiên tiến, phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế; tạo hành lang pháp lý thống nhất, công bằng, thị trường để các doanh nghiệp có vốn nhà nước tổ chức thực hiện.
Vì thế, để tách bạch, phân định rõ chức năng chủ sở hữu vốn với chức năng quản lý nhà nước, Bộ Tài chính cho rằng cần làm rõ Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp: vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp được thực hiện thông qua cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn; cơ quan đại diện sở hữu vốn chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ trong quản lý, kiểm tra, giám sát, báo cáo, giải trình việc đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp thuộc phạm vi quản lý; doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi và báo cáo tình hình quản lý, đầu tư vốn tại doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư khác. Từ đó, Luật sửa đổi phải quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Ngoài ra, việc giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động theo nguyên tắc thị trường, đánh giá doanh nghiệp thực hiện đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp trên 50% vốn điều lệ và người đại diện chủ sở hữu vốn trên nguyên tắc dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, đảm bảo thận trọng, khách quan, công khai, minh bạch, đánh giá toàn diện có loại trừ tác động của yếu tố khách quan.
Trên cơ sở đó, Luật sửa đổi phải quy định doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp lập và gửi báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập cho cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi quản lý thực hiện thẩm tra, phê duyệt Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp 100% vốn điều lệ.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác Hệ thống cơ sở dữ liệu về đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp đảm bảo đầy đủ thông tin về tình hình quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp phục vụ quản lý, điều hành và giám sát. Hệ thống cơ sở dữ liệu về đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp đảm bảo tính tương thích, khả năng tích hợp, chia sẻ thông tin thông suốt và an toàn giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp để tổng hợp báo cáo của các cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn, báo cáo đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu phục vụ công tác quản lý, điều hành.
Dự thảo tờ trình sửa đổi Luật cũng đề nghị, doanh nghiệp có vốn nhà nước là công ty đại chúng thực hiện công khai, công bố thông tin theo quy định của pháp luật chứng khoán; đồng thời phải gửi cho cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn. Các doanh nghiệp còn lại, cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn chỉ đạo người đại diện sở hữu vốn đề nghị doanh nghiệp thực hiện báo cáo, công bố thông tin theo pháp luật của doanh nghiệp áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước.
Tin liên quan
Vận tải xanh và Logistics xanh mang lại lợi ích kinh tế toàn diện
10:25 | 21/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đổi mới sáng tạo nâng tầm thương hiệu cho doanh nghiệp Việt
17:02 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sớm khởi công nhà máy lớn, cụ thể hoá chuỗi sản xuất toàn cầu tại HANSSIP
17:01 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025
16:55 | 15/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 81%
13:58 | 15/01/2025 Tài chính
5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất
07:42 | 15/01/2025 Tài chính
Nhiều bộ, ngành, địa phương có khối lượng đối tượng kiểm kê lớn
20:28 | 14/01/2025 Tài chính
Cải cách hành chính, hiện đại hóa góp phần nâng cao năng lực quản lý của KBNN
09:44 | 14/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Giải ngân gần 700.000 tỷ vốn cho sản xuất
10:38 | 13/01/2025 Tài chính
Vì sao lạm phát ở Việt Nam ở mức thấp trong 10 năm qua?
20:49 | 09/01/2025 Tài chính
Ngành Tài chính thi đua hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025
19:16 | 08/01/2025 Tài chính
Bộ trưởng Tài chính: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số
19:15 | 08/01/2025 Tài chính
Ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh đang được đề xuất là phù hợp
21:32 | 07/01/2025 Thuế - Kho bạc
Báo chí: Nguồn thông tin quan trọng giúp người dân, doanh nghiệp nắm bắt kịp thời chính sách tài chính
21:31 | 07/01/2025 Tài chính
10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế năm 2024
20:42 | 03/01/2025 Thuế - Kho bạc
Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng
16:44 | 02/01/2025 Chứng khoán
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics