Đề nghị lập đường dây nóng toàn vùng ĐBSCL để gỡ khó cho thu mua lúa
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan chủ trì cuộc họp. Ảnh: VG |
Giá lúa nhích lên
Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến giữa Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan với Tổ công tác phía Nam (Tổ công tác 970) và lãnh đạo Sở NN&PTNT 13 tỉnh, thành phố ĐBSCL về tình hình sản xuất, tiêu thụ nông sản chiều nay 17/8/2021, ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), Tổ phó Tổ công tác 970 cho biết: tính đến nay, lúa Hè Thu đã thu hoạch 820 nghìn ha; năng suất đạt 56,7 tạ/ha; sản lượng 4.645 nghìn tấn.
Diện tích lúa Hè Thu còn lại chưa thu là 690 nghìn ha đang ở giai đoạn đòng trổ và chín, các trà lúa sinh trưởng và phát triển tốt.
Theo Bộ Công Thương, so với tuần trước đó, giá lúa tươi tại ĐBSCL ngày 16/8/2021, các giống IR50404, OM9582 và OM6976 tăng 100 đồng/kg; nếp Long An tăng 100 đồng/kg; nếp 3,5 tháng giảm 50 đồng/kg; các giống lúa khác ổn định như tuần trước là Đài Thơm 8, Nàng Hoa, lúa Nhật; giống OM5451 tăng 200 – 300 đồng/kg.
“Tình hình tiêu thụ lúa gạo có khá hơn do việc tích cực tháo gỡ của địa phương và doanh nghiệp đẩy mạnh hơn công tác thu mua”, ông Tùng nói.
Từ góc độ địa phương, ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở NN&PTNT An Giang cho biết, giá lúa tuần qua sau khi lên 200-500 đồng/kg tuỳ giống thì đầu tuần này đã chững lại, có giống lại giảm 100-200 đồng/kg.
Lượng doanh nghiệp vào thu mua lúa vẫn chưa đủ dù UBND tỉnh đã gửi nhiều văn bản đến doanh nghiệp. Lượng doanh nghiệp vào thu mua lúa đã giảm 50% so với cùng kỳ vụ Hè Thu năm trước. “Đây là tình trạng khá khó khăn”, ông Lâm nói.
Cần đường dây nóng toàn vùng ĐBSCL
Ông Nguyễn Tấn Nhơn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cần Thơ cho biết, hiện nay toàn tỉnh còn 64.000 tấn lúa, 217.000 tấn gạo tồn trong kho các doanh nghiệp xuất khẩu. Cần Thơ tập trung kiến nghị tháo gỡ khó khăn trong lưu thông, thu mua lúa. Hiện nay, các tỉnh ĐBSCL còn áp dụng Chỉ thị 16 nên quá trình cho người sang tỉnh khác đi thu mua lúa gạo gặp khó khăn.
Do thủ tục mỗi tỉnh mỗi khác nên ông Nhơn kiến nghị Bộ NN&PTNT có ý kiến với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn các tỉnh có giấy cấp cho lưu thông đường sông giống như xe tải trên đường bộ; đồng thời các tỉnh phải ưu tiên tiêm vắc xin cho đội ngũ thu hoạch lúa gạo.
Tình hình tiêu thụ lúa gạo có khá hơn do việc tích cực tháo gỡ của địa phương và doanh nghiệp đẩy mạnh hơn công tác thu mua, song vẫn còn không ít khó khăn trong khâu thu mua. Ảnh: Nguyễn Thanh |
“Đặc biệt, cần thành lập đường dây nóng giữa các tỉnh với nhau để tháo gỡ khó khăn cho thương lái, doanh nghiệp đi thu mua lúa. Hiện nay, Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang đã họp với nhau và có đường dây nóng. Các tỉnh ĐBSCL khác còn diện tích lúa Hè Thu chưa thu hoạch cũng cần có đường dây nóng với nhau để kịp thời giải quyết các vấn đề khó khăn phát sinh”, ông Nhơn nhấn mạnh.
Đồng quan điểm với ông Nhơn, ông Lâm chia sẻ thêm, UBND tỉnh An Giang họp thường xuyên, liên tục để tháo gỡ các khó khăn, trong đó có họp với các địa phương như Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, thành lập đường dây nóng chung giữa các tỉnh.
“Tuy nhiên, doanh nghiệp thu mua lúa còn ở nhiều tỉnh khác nhau, phải di chuyển khắp các tỉnh ĐBSCL nên cần sự thống nhất cho cả khu vực, thậm chí là toàn bộ 19 tỉnh phía Nam đang giãn cách theo Chỉ thị 16”, ông Lâm nói.
Ngoài ra, lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh An Giang đề xuất Bộ NN&PTNT có chiến lược để liên kết tiêu thụ nông sản trong toàn vùng ĐBSCL chứ không riêng lẻ một vài địa phương.
“Cần nhìn cả khu vực để có phương án kết nối thiêu thụ cho cả khu vực chứ không riêng địa phương nào. Ngoài ra, Bộ thống nhất cho tỉnh định hướng lại, mời các doanh nghiệp nào vào để chuẩn bị tốt nhất cho sản xuất, tiêu thụ ở các vụ mùa tiếp theo. Trong trường hợp dịch Covid-19 không lắng dịu, những khó khăn chưa tháo gỡ được sẽ còn tiếp diễn cho cả những vụ sau”, ông Lâm đánh giá.
Là Tổ trưởng Tổ công tác 970, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam nhấn mạnh: “Thời gian tới các địa phương cần tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp vào thu mua lúa. Trên thực tế chỗ này, chỗ khác vẫn còn khó khăn, cần tích cực tháo gỡ, nếu vẫn khó thì báo cáo thêm với Tổ công tác 970”.
Về kết nối tiêu thụ nông sản, hiện nay mỗi ngày Tổ công tác 970 kết nối tiêu thụ khoảng 500 tấn nông sản. Được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, đầu tháng 9/2021 tới, Tổ công tác 970 sẽ tiếp tục hoạt động kết nối tiêu thụ nông sản, tiếp tục thí điểm mô hình sàn giao dịch nông sản vừa sản xuất, vừa tiêu thụ. Việc này sẽ tiến hành kéo dài suốt năm.
“Các Sở NN&PTNT nên thành lập Tổ điều hành thị trường nông sản ở các địa phương để phối hợp với Bộ NN&PTNT, thúc đẩy kết nối tiêu thụ nông sản”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nói.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đánh giá, với đặc thù kết nối, tiêu thụ nông sản ở 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL, các địa phương cần tập hợp đội ngũ thương lái, coi họ như đối tác để thúc đẩy thu mua lúa gạo, nông sản, bởi không có họ, nông sản cũng khó về nhà máy.
Nói về con đường lưu thông nông sản của ĐBSCL, dẫn câu chuyện một ông thương lái có thể đi Long An mua chanh, xuống Cần Thơ mua lúa, sang Đồng Tháp mua xoài,... Bộ trưởng Lê Minh Hoan gợi ý các địa phương nên tập hợp đội ngũ thương lái địa phương, về lâu dài đưa vào quản lý như một đối tác đồng hành trong thu mua nông sản cho nông dân.
Bên cạnh đó, “tư lệnh” ngành nông nghiệp cũng đề nghị các địa phương linh hoạt hơn trong việc kiểm soát lưu thông, vận chuyển...
Tin liên quan
Thủ tướng: Tháo gỡ 2 điểm nghẽn lớn để ĐBSCL phát triển
20:30 | 16/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
U&I Logistics cung cấp giải pháp phục vụ cho thị trường chuỗi cung ứng lạnh tại Đồng bằng sông Cửu Long
14:59 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Huy động tài chính cho chuỗi giá trị lúa gạo phát thải thấp
07:47 | 06/09/2024 Kinh tế
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics