Đề nghị Chính phủ lấy ý kiến rộng rãi việc tăng tuổi nghỉ hưu
Tăng tuổi nghỉ hưu, không thể cứng nhắc | |
Dự thảo tăng tuổi nghỉ hưu: Giáo viên mầm non 60 tuổi thì múa hát thế nào? | |
Nên tăng tuổi nghỉ hưu khi kết thúc thời kỳ dân số vàng? |
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trình bày Tờ trình Dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) trước Quốc hội |
2 phương án tăng tuổi nghỉ hưu
Sáng nay, 29/5, dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến. Một trong những nội dung đáng chú ý nêu trong Tờ trình dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) là Chính phủ xin ý kiến Quốc hội về vấn đề điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu.
Trình bày Tờ trình dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi), ông Đào Ngọc Dung - Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết: Điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu, Chính phủ đã quy định nội dung này trong dự thảo theo 2 phương án trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến.
Phương án 1, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường: Cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.
Phương án 2, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường: Cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với nam và 6 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.
Đồng thời, dự thảo cũng quy định: Quyền nghỉ hưu sớm hơn không quá 5 tuổi đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và một số công việc, nghề nghiệp đặc biệt.
Quyền nghỉ hưu muộn hơn không quá 5 tuổi đối với người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt.
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, cả 2 phương án quy định trong dự thảo đều có lộ trình tăng chậm. Với phương án 1, tuổi nghỉ hưu của nam giới đạt 62 tuổi vào năm 2028 và tuổi nghỉ hưu của nữ giới là 60 tuổi vào năm 2035 (sau 8 năm với nam và sau 15 năm với nữ kể từ năm 2021).
Phương án 2 có lộ trình nhanh hơn phương án 1: Tuổi nghỉ hưu của nam đạt 62 tuổi vào năm 2026 và tuổi nghỉ hưu của nữ đạt 60 tuổi vào năm 2030 (sau 6 năm với nam và sau 10 năm đối với nữ kể từ năm 2021).
Chính phủ đề xuất lựa chọn phương án 1 vì đây là phương án có ưu điểm hơn, phòng tránh cao hơn các rủi ro khi điều chỉnh tuổi đối với thị trường lao động, tránh gây sốc thị trường lao động, giữ được ổn định xã hội và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Cần lấy ý kiến rộng rãi
Trình bày báo cáo thẩm tra Dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh nêu rõ: Chính phủ đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu lên 62 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ nhưng chưa làm rõ tính hợp lý về khoảng cách tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ từ quan điểm bảo đảm bình đẳng giới thực chất.
Trong khi đó, khoảng cách tuổi nghỉ hưu cần được xem xét tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, tính chất lao động, điều kiện lao động của những nhóm lao động khác nhau và liên quan mật thiết đến nhiều chính sách khác.
Để có đủ thông tin trình Quốc hội xem xét, thảo luận, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ phân tích rõ hơn sự phù hợp của việc đề xuất mức tuổi nghỉ hưu 62 với nam, 60 với nữ trên các yếu tố: Tuổi nghỉ hưu so với tuổi thọ trung bình và tuổi thọ mạnh khỏe; mối quan hệ giữa việc tăng tuổi nghỉ hưu và bảo hiểm xã hội; các yếu tố ảnh hưởng khác.
“Cần đánh giá toàn diện các tác động tích cực và tiêu cực khi ghi nhận “có quyền nghỉ hưu” thay cho việc “có thể nghỉ hưu”; đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật, sự tương thích với điều ước quốc tế có liên quan; lấy ý kiến rộng rãi, nhất là của đối tượng chịu sự tác động để lựa chọn được phương án tối ưu, có phương án truyền thông chính sách căn cơ, nhất quán”, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh nói.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần rà soát, thống kê những công việc, ngành nghề có sự khác biệt lớn giữa tuổi nghề và tuổi nghỉ hưu, bổ sung dự thảo Danh mục các công việc, ngành nghề, vị trí việc làm có thể được nghỉ hưu ở độ tuổi thấp hơn hoặc cao hơn 5 năm.
Có ý kiến cho rằng, việc tăng tuổi nghỉ hưu thực chất chỉ tác động đến khu vực công, nên cần nghiên cứu phương án điều chỉnh tuổi nghỉ hưu trong các dự án Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức... đang được trình Quốc hội, sẽ không dẫn đến việc phải sửa đổi nhiều văn bản pháp luật…
Bên cạnh vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu, Tờ trình dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) cũng đề cập khá nhiều nội dung về mở rộng khung thỏa thuận về giờ làm thêm tối đa. Cụ thể, Dự thảo Bộ luật quy định mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt: Tăng thêm 100 giờ/năm so với hiện hành (từ tối đa 300 giờ/năm lên 400 giờ/năm). Việc mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ nhằm đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và nhu cầu của một bộ phận người lao động. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng việc tăng giờ làm thêm cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động và có thể gây ra thiếu việc làm do doanh nghiệp không muốn tuyển lao động mới mà huy động người lao động hiện có làm thêm giờ. Để khắc phục những tác động tiêu cực về làm thêm giờ và bảo đảm sức khỏe trước mắt cũng như lâu dài cho người lao động, Dự thảo Bộ luật quy định các vấn đề gồm: Nguyên tắc tự nguyện, chỉ khi người lao động đồng ý thì doanh nghiệp mới được huy động làm thêm giờ; bảo đảm tổng số giờ làm việc trong một ngày không quá 12 giờ kể cả làm bình thường và làm thêm giờ; trả lương cao hơn ít nhất bằng 150% nếu làm thêm giờ vào ngày thường, 200% nếu làm việc vào ngày nghỉ hàng tuần và 300% nếu làm việc vào ngày nghỉ lễ, Tết. Ngoài ra, Dự thảo bổ sung quy định hai bên thỏa thuận trả lương lũy tiến cao hơn mức trên để bảo đảm ổn định và phát triển của doanh nghiệp cũng như bảo vệ quyền lợi tiền lương của người lao động và thúc đẩy thương lượng về tiền lương phù hợp với điều kiện của từng doanh nghiệp. |
Tin liên quan
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Không tạo cơ chế xin cho trong cấp tín dụng, tiếp tục giảm lãi suất cho vay
17:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Quy định mới của Chính phủ về thực hiện đấu giá biển số xe
09:59 | 16/12/2024 Xe - Công nghệ
Đổi mới phương thức xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đặc sản địa phương
16:20 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có gì mới?
15:01 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu đáp ứng nhu cầu mới
09:00 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phấn đấu GDP vượt 8%
08:20 | 25/12/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực AI
16:29 | 24/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Lạng Sơn: Thu giữ trên 2 tấn lòng bò không rõ nguồn gốc xuất xứ
Hải quan Bình Phước: Thu ngân sách vượt dự toán 18%
Công an điều tra đường dây nhập lậu lợn quy mô lớn
Phát hiện lô thuốc lá, rượu, bia có dấu hiệu nhập lậu tại Bắc Ninh
Bắt giữ 1 container hàng cấm tại cảng Hải Phòng
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics