Để gia vị Việt chiếm lĩnh thị trường trọng điểm
Đánh thức tiềm năng kho tàng gia vị Việt Để gia vị Việt Nam chiếm lĩnh thị trường toàn cầu Cổng thông tin về sản phẩm trái cây và gia vị Việt Nam góp phần nâng cao năng lực xuất khẩu |
Trong những năm gần đây cây quế trở thành cây trồng chủ lực có giá trị cao, là nguyên liệu quý để sản xuất trong ngành dược liệu, mỹ phẩm, chế biến đồ mỹ nghệ... Ảnh: TTXVN |
Chưa có chiến lược phát triển bền vững
Ông Nguyễn Như Tiệp cho biết, Việt Nam có tiềm năng lớn sản xuất các loại gia vị như quế, hồi, các loại rau gia vị đặc trưng cho ẩm thực châu Á. Bên cạnh các thị trường trọng điểm, thị trường có nhiều cộng đông cư dân châu Á sinh sống cũng là hướng đi mới với tệp khách hàng tiềm năng trong tiêu dùng các sản phẩm đặc sản nhiệt đới và sản phẩm gia vị. Do xu hướng gia tăng nhu cầu nguyên liệu trong các ngành công nghiệp thực phẩm, hóa mỹ phẩm, dược phẩm… hiện nay, quế, hồi Việt Nam được tiêu thụ mạnh ở nhiều khu vực Nam Á (Ấn Độ, Bangladesh), Trung Đông (UAE, Pakistan), Đông Á (Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Mỹ và các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU).
Nhiều mặt hàng gia vị của Việt Nam đã khẳng định được vị thế trên thị trường quốc tế. 9 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu 78.599 tấn gia vị, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường nhập khẩu lớn như Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ… Việt Nam hiện có 120.000 ha trồng hồ tiêu, cho sản lượng khoảng 190.000 tấn/năm. Với cây hồi, Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới, sau Trung Quốc, sản lượng hàng năm ước khoảng hơn 20.000 tấn trên diện tích trồng khoảng 55.000 ha. Riêng đối với cây quế, diện tích quế ở Việt Nam đạt khoảng 171.000 ha, chiếm 17% diện tích quế toàn cầu... Việt Nam cũng là quốc gia sản xuất và xuất khẩu quế đứng thứ ba thế giới về sản lượng, đạt 46.000 tấn, sau Indonesia và Trung Quốc. |
Ông Lê Việt Anh, Chánh văn phòng Hiệp hội Hồ tiêu và gia vị Việt Nam (VPSA) cho rằng: nhu cầu về gia vị của các thị trường vẫn ở mức cao và Việt Nam đang có nhiều thuận lợi về xuất khẩu gia vị nhất là khi có các Hiệp định Thương mại tự do như EVFTA, CPTPP… Tuy nhiên, ngành gia vị Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Cụ thể, ngoại trừ hồ tiêu, các mặt hàng gia vị khác như quế, hoa hồi, ớt… chưa có chiến lược phát triển bền vững. Trong khi đó các doanh nghiệp vẫn thiếu thốn về công nghệ, thiếu vốn để đầu tư chế biến sâu nâng cao giá trị sản phẩm. Các yếu tố bất ổn địa chính trị có thể là nguyên nhân tiếp tục gây ra những bất ổn về giá hơn là yếu tố cung cầu, trong khi sự cạnh tranh từ các nước sản xuất khác như hồ tiêu ở Brazil, quế ở Indonesia và Trung Quốc vẫn dai dẳng. Ngoài ra, diễn biến khó lường của biến đổi khí hậu cũng là thách thức chính đối với ngành nông nghiệp trên toàn cầu trong khi các loại chi phí tiếp tục gia tăng sẽ tác động lớn đến nguồn cung….
Đánh giá về xu hướng thị trường gia vị thế giới để định hướng sản xuất tại Việt Nam, đại diện Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường cho rằng, các mặt hàng, sản phẩm từ quế, hồi và cây dược liệu đang ngày càng được quan tâm và mở rộng thị trường xuất khẩu do những thay đổi trong nhận thức, quan điểm và thị hiếu của người tiêu dùng đối với lối sống xanh, sạch, tốt cho sức khỏe và hỗ trợ tăng miễn dịch. Xu hướng tiêu dùng đang hướng tới các sản phẩm an toàn và thân thiện với môi trường và hành vi tiêu dùng đã có sự điều chỉnh theo hướng phát triển bền vững, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu thị trường và cuối cùng là ứng dụng nền tảng số, công nghệ vào chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị.
Minh bạch trong sản xuất để nâng cao giá trị sản phẩm
Đứng ở góc độ thị trường, ông Trần Văn Công, Tham tán nông nghiệp Việt Nam tại Liên minh châu Âu (EU) nhận định, châu Âu là một trong những khu vực nhập khẩu gia vị và hương liệu hàng đầu, chiếm khoảng 1/4 tổng lượng nhập khẩu của thế giới, với hơn 95% hàng nhập khẩu từ bên ngoài châu Âu đến từ các nước đang phát triển. Trong đó riêng nhập khẩu từ các nước đang phát triển đạt 1,8 tỷ Euro và chiếm 60% lượng nhập khẩu của châu Âu giai đoạn 2019-2021, tăng 9%/năm. Ngoài ra, giá nhập khẩu trung bình ở châu Âu cũng cao hơn so với hầu hết các khu vực khác. Ví dụ, giá trung bình của các loại gia vị nhập khẩu ở châu Âu cao gần gấp đôi so với giá ở châu Á. Điều này khiến châu Âu trở thành thị trường mục tiêu cho các nhà xuất khẩu từ các nước đang phát triển. Tuy nhiên, xuất khẩu vào thị trường này cần lưu ý một số yêu cầu như kiểm soát chặt chẽ về chất độc hại, chất gây dị ứng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, xử lý nhiệt, kiểm dịch thực vật, chứng nhận an toàn thực phẩm, chuỗi cung ứng minh bạch...
Đối với một thị trường trọng điểm khác của gia vị Việt Nam là Hoa Kỳ, ông Phạm Quang Huy, Tham tán Nông nghiệp Việt Nam tại Hoa Kỳ chia sẻ, nhu cầu về gia vị của thị trường này đang ngày càng tăng cao do nhu cầu tăng sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng hậu Covid-19. Để tăng thị phần gia vị Việt Nam tại thị trường này cũng như đưa Việt Nam trở thành điểm đến được lựa chọn trong chuỗi cung ứng gia vị toàn cầu, ông Huy cho rằng bên cạnh các sản phẩm thô, cần đa dạng hóa sản phẩm gia vị phục vụ ngành công nghiệp thực phẩm, hóa mỹ phẩm, dược phẩm... Riêng với ẩm thực, có thể tăng độ nhận diện của các loại gia vị bằng cách kết hợp cùng nước mắm bên cạnh các món ăn như phở, nem vốn đã phổ biến và được ưa thích tại thị trường hàng trăm triệu dân này.
Theo ông Huy, cây gia vị không chỉ đem lại giá trị kinh tế mà còn là nguồn gen quý, bản địa, giúp xóa đói giảm nghèo, góp phầm bảo tồn đa dạng sinh học dưới tán rừng... Đây là những yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp có thể đưa vào để quảng bá sản phẩm gia vị Việt Nam trước xu hướng tiêu dùng xanh, bảo vệ môi trường, giảm phát thải của thị trường Hoa Kỳ.
Ông Nguyễn Văn Hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách (Bộ Công Thương) cho rằng, thúc đẩy xuất khẩu gia vị cần gắn với đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo, đặc biệt là các công nghệ của cuộc Cách mạng công nghệ 4.0. Tiếp đó là đổi mới, đa dạng hóa các phương thức xúc tiến thương mại phục vụ xuất khẩu gia vị thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại.
Ngoài ra, ông Hội cho rằng, cần nâng cao hàm lượng đổi mới sáng tạo trong sản phẩm gia vị xuất khẩu; chú trọng xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm gia vị xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam. Cuối cùng là tăng tỷ trọng các sản phẩm gia vị xuất khẩu có giá trị gia tăng, có hàm lượng khoa học - công nghệ, các sản phẩm kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Tin liên quan
7 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực mang về 234,5 tỷ USD
20:41 | 25/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sản xuất bền vững sẽ mang lại lợi thế cho hồ tiêu và gia vị Việt Nam
18:35 | 25/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu của Việt Nam vào Philippines tăng gần 24% sau 10 tháng
11:55 | 25/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vĩnh Phúc gỡ rào cản để xanh hóa nền kinh tế
20:14 | 24/11/2024 Kinh tế
Dệt may, da giày cần trợ lực để xanh hóa chuỗi cung ứng
08:11 | 24/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
7 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực mang về 234,5 tỷ USD
Bổ nhiệm ông Lưu Đức Huy làm Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế phí và lệ phí
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
Hải quan TPHCM bác bỏ trị giá khai báo trên 8.000 lô hàng nhập khẩu
Sản xuất bền vững sẽ mang lại lợi thế cho hồ tiêu và gia vị Việt Nam
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics