Dạy thêm, học thêm: Không nên đặt vấn đề kinh doanh trong giáo dục
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Phải lên án việc dạy thêm, học thêm trực tuyến | |
Hà Nội lập 20 đoàn kiểm tra lạm thu và dạy thêm, học thêm | |
“Dạy thêm, học thêm không phải là cái tội” |
Bản chất của dạy thêm học thêm là xuất phát từ nhu cầu học tập của người học. Ảnh Mai Khôi |
Không thể gắn với bài toán lợi nhuận
Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ đang đề nghị bổ sung dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Theo thầy Đinh Đức Hiền, giáo viên môn Sinh học tại Hệ thống giáo dục Hocmai (Hà Nội), đề xuất này không phải mới. Năm 2016, Luật Đầu tư đã đưa dạy thêm ra khỏi danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tức là trước đó đã có quy định nhưng việc quản lý dạy thêm, học thêm cũng chưa tốt.
Năm 2016, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cắt giảm một số ngành, nghề khỏi Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, trong đó có dạy thêm và học thêm nhằm xóa bỏ rào cản gia nhập thị trường, giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp, bảo đảm thực hiện đầy đủ, nhất quán quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp trong những ngành, nghề mà luật này không cấm. Từ đó đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã 2 lần gửi văn bản kiến nghị với Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa việc cấp phép tổ chức dạy thêm, học thêm văn hóa theo chương trình giáo dục phổ thông vào Danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện để trình Quốc hội thông qua. Mục đích là để tăng cường công tác quản lý hoạt động này.
Theo thầy Hiền, với những tổ chức, pháp nhân có quy mô lớn cần thiết quản lý chặt chẽ thông qua các điều kiện kinh doanh được quy định cụ thể, hoặc đưa vào danh mục đầu tư, kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, đối với các chủ thể thực hiện hoạt động dạy thêm là các cá nhân giáo viên, mục đích kết hợp hỗ trợ kiến thức cho học sinh với mức học phí nhỏ, sĩ số lớp nhỏ thì việc đưa hoạt động dạy thêm vào danh mục đầu tư kinh doanh có điều kiện sẽ khó có tính hiệu quả thực tiễn. Hơn nữa, khi điều kiện kinh doanh khó khăn, khả năng dạy “chui”, học “chui” sẽ phát sinh.
GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch thường trực Hội Khuyến học Việt Nam cũng không đồng tình việc đưa dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Theo GS.TS Phạm Tất Dong, giáo dục là một loại hình dịch vụ đặc biệt nên không thể đặt vấn đề kinh doanh trong giáo dục. Bản chất việc học thêm là phi lợi nhuận, là đầu tư cho tương lai chứ không phải nặng về mục đích kinh doanh. Nếu giáo dục được đưa vào danh mục kinh doanh thì sẽ gắn liền với bài toán lợi nhuận, lỗ và lãi. Sẽ có khả năng một số người vì chạy theo lợi nhuận mà để xảy ra nhiều hệ lụy, tiêu cực như mua bằng cấp, chạy điểm...
Về vấn đề này nhiều giáo viên cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên có quy định cụ thể, rõ ràng về dạy thêm, học thêm, đặc biệt nên giao trách nhiệm quản lý cho từng cơ sở. Nếu đưa dạy thêm, học thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên xây dựng quy định cụ thể và giao trách nhiệm quản lý xuống từng địa phương, thậm chí là từng trường học. Địa phương phải có trách nhiệm giám sát và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm đạo đức nhà giáo.
Cần giải quyết tận gốc
Thực tế, vấn đề dạy thêm xuất phát từ thực trạng lương của giáo viên thấp, không đủ để trang trải cuộc sống, nhiều giáo viên coi dạy thêm như kế mưu sinh. GS.TS Phạm Tất Dong cho rằng, vấn đề cốt lõi ở đây là mức thu nhập của giáo viên chưa tương xứng, chưa đủ để đáp ứng nhu cầu cuộc sống nên nhiều giáo viên buộc phải mở lớp dạy thêm, kiếm thêm thu nhập và tích lũy cho tương lai. Để giải quyết tình trạng nêu trên, ông Dong cho rằng, Nhà nước cần xem xét, cân đối lại mức lương cho giáo viên.
TS Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, khi ngành Giáo dục chưa giải quyết được những bất cập cốt lõi của nền giáo dục thì việc dạy thêm, học thêm vẫn tiếp tục là một thách thức, rất khó chấn chỉnh bằng những mệnh lệnh hành chính. Theo đó, cần phải thay đổi cách đánh giá giáo viên bằng sự tiến bộ của học sinh thay vì thành tích của học sinh.
Bản chất của dạy thêm, học thêm không hẳn là xấu bởi xuất phát từ nhu cầu học tập chính đáng của người học. Nhưng do, có một số giáo viên đã lợi dụng việc dạy thêm học thêm để “o ép” học sinh và phụ huynh, biến tướng hình thức dạy thêm học thêm để thu lợi nhuận không chính đáng. Theo các chuyên gia, cơ quan quản lý cần giải quyết dứt điểm những bất cập cốt lõi của ngành Giáo dục, từ đó sẽ giải quyết tận gốc của việc dạy thêm, học thêm.
Theo thầy Hiền, quản lý dạy thêm học cần được quy định vào luật. Để giải quyết gốc rễ của việc dạy thêm học thêm cần phải đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục và cách đánh giá học sinh (gồm cả đánh giá thường xuyên và đánh giá qua các cuộc thi, kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục); thu nhập của giáo viên cần được quan tâm hơn nữa.
|
Tin liên quan
"1 luật sửa 4 luật" về đầu tư để tăng phân cấp, gỡ khó cho kinh doanh
16:09 | 30/10/2024 Kinh tế
Sửa Luật Đầu tư công để trả lời câu hỏi "tại sao có tiền mà không làm được"
21:46 | 29/10/2024 Kinh tế
Vinamilk lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường đến học sinh
13:39 | 24/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm, dầu tăng trong kỳ điều hành ngày 31/10
15:27 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề nghị thêm chính sách đặc thù cho Hải Phòng và Huế phát huy tiềm năng
13:47 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai tại Saudi Arabia
09:08 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng để cản trở phát triển
20:17 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thúc đẩy đàm phán nhanh hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Saudi Arabia
20:10 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đầu tư cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội
16:05 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK