Đẩy mạnh kết nối thương mại Việt Nam - Hàn Quốc
Hội nghị này do Báo Công Thương phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC), Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và Công ty TNHH Trung tâm thương mại Lotte mart Việt Nam tổ chức.
Ông Park Sang-Hyup, Trưởng Văn phòng Thương mại Hàn Quốc tại TP.HCM cho biết, từ khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992, trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam – Hàn Quốc đã đạt tốc độ tăng trưởng rất nhanh (tăng 61 lần), năm 2014, XK từ Hàn Quốc vào Việt Nam đạt trên 22 tỉ USD, tăng 51 lần và nhập khẩu (NK) của Hàn Quốc từ Việt Nam đã đạt gần 8 tỉ USD tăng 140 lần. Hàn Quốc đã vươn lên trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam chỉ sau Trung Quốc và Mỹ. Việt Nam cũng trở thành đối tác thương mại lớn thứ 5 của Hàn Quốc sau Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Singapore.
Việt Nam và Hàn Quốc đã chính thức kí kết Hiệp định Thương mại tự do (VKFTA) vào ngày 5-5-2015. Theo đánh giá của bà Phan Thị Thanh Minh, Cục trưởng Cục Công tác phía Nam, Bộ Công Thương, với VKFTA, hàng XK của Việt Nam và Hàn Quốc sẽ được hưởng nhiều cơ hội từ các cam kết mở cửa thị trường của cả hai bên.
Theo cam kết của VKFTA, 95% dòng thuế XK từ Việt Nam vào Hàn Quốc sẽ được giảm dần về 0%. Trong đó, có nhiều nhóm hàng nông sản XK chủ lực như tôm, cua, cá, rau, củ quả, và hàng công nghiệp như dệt may, đồ gỗ, sản phẩm cơ khí... Đặc biệt lần đầu tiên, Hàn Quốc dành ưu đãi đặc biệt mở cửa thị trường cho Việt Nam đối với các sản phẩm nhạy cảm như tỏi, gừng, mật ong, khoai lang... Nhờ vậy, sẽ tạo cơ hội cạnh tranh đáng kể cho hàng XK của Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực.
Đối với hàng NK, VKFTA cũng sẽ cắt giảm gần 90 dòng thuế NK đối với các nhóm hàng công nghiệp như nguyên phụ liệu dệt may, nguyên liệu nhựa, linh kiện điện tử, phụ tùng ô tô, điện gia dụng, một số sản phẩm sắt thép, dây cáp điện. Phần lớn trong số này là các nguyên liệu cần NK để phục vụ sản xuất trong nước. Việc cắt giảm thuế đối với các mặt hàng NK nêu trên từ Hàn Quốc sẽ giúp Việt Nam giảm phụ thuộc vào nguồn NK từ một vài nước khác.
Theo bà Bùi Kim Thùy, Phó trưởng phòng xuất xứ hàng hóa, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, VKFTA không chỉ đưa tỉ lệ tận dụng ưu đãi cho hàng hóa XNK lên cao hơn cả Hiệp định Thương mại tự do ASEAN- Hàn Quốc –AKFFTA mà còn có nhiều thuận lợi về quy tắc xuất xứ, thủ tục hải quan như: linh hoạt về mức vi phạm tối thiểu đối với quy tắc xuất xứ; có quy tắc linh hoạt đối với thủy sản, dệt may; nâng thời hạn xác minh C/O lên 10 tháng (AKFTA là 6 tháng); chỉ cần cập nhật mẫu con dấu, không cần cập nhật mẫu chữ kí của người được ủy quyền kí C/O mẫu VK, xem xét cho DN XK tự chứng nhận xuất xứ sau 3 năm kể từ khi VKFTA có hiệu lực...
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi nêu trên, XK hàng hóa vào thị trường Hàn Quốc cũng sẽ gặp phải không ít khó khăn do thị trường này có những quy định phức tạp về kiểm dịch đối với các mặt hàng nông sản thực phẩm như các yêu cầu về nuôi trồng, kiểm tra chứng nhận và các biện pháp xử lí tại chỗ. Ngoài ra, thủ tục đánh giá rủi ro quá dài; một số quy định còn chưa rõ ràng như quy định trong luật thực phẩm liên quan đến tiêu chuẩn của sản phẩm từ gạo nấu chín; chi phí xúc tiến thương mại, điều tra thị trường rất cao... cũng tạo ra rào cản không nhỏ đối với hàng hóa XK vào thị trường này.
Để đẩy mạnh XK sang Hàn Quốc, theo khuyến cáo của các chuyên gia, bên cạnh việc khai thác triệt để ưu đãi do các Hiệp định song phương, đa phương mang lại, các DN cần nắm bắt thông tin thị trường và hiểu tập quán kinh doanh của người Hàn Quốc. Bên cạnh đó, các DN nên tận dụng các kênh hỗ trợ của Việt Nam và Hàn Quốc như Thương vụ Việt Nam, Phòng thương mại Hàn Quốc và các Hiệp hội ngành hàng. Ngoài ra, việc nắm rõ các quy định tiêu chuẩn VSATTP và thực tế kiểm dịch tại Hàn Quốc sẽ giúp DN cung cấp được sản phẩm ổn định chất lượng, hạn chế bị trả lại hàng...
Nhằm đẩy mạnh kết nối thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc, từ ngày 24 đến 28-6-2015, tại siêu thị Lotte Mart Nam Sài Gòn (Quận 7, TP.HCM) diễn ra Triển lãm “Sản phẩm thương hiệu Việt tiêu biểu”. Có 54 doanh nghiệp (DN) tham gia trưng bày và giới thiệu khoảng 200 sản phẩm tiêu biểu của Việt Nam thuộc nhiều ngành hàng như thủy hải sản, nông sản thực phẩm, thực phẩm chế biến, hàng dệt may… Đây là sự kiện nhằm hỗ trợ các DN Việt Nam kết nối giao thương trực tiếp với hơn 30 nhà nhập khẩu Hàn Quốc hiện đang là nhà cung ứng hàng hóa cho Lotte Mart Hàn Quốc. Được biết, ngoài chương trình triển lãm hàng việt tại siêu thị Lotte ở Việt Nam, vào tháng 10 tới, triển lãm “Sản phẩm thương hiệu Việt tiêu biểu” cũng sẽ được tổ chức tại 100 cửa hàng Lotte Mart tại Hàn Quốc. |
Tin liên quan
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics