Đẩy mạnh chuyển đổi số ngân hàng vì nền kinh tế không dùng tiền mặt
Từ 1/4/2019, không sử dụng tiền mặt khi nộp thuế và lệ phí hải quan: Thông suốt và thuận tiện | |
Tiền đề cho thanh toán không dùng tiền mặt | |
Thanh toán không tiền mặt: Nhiều trở ngại! |
Khách hàng trải nghiệm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng. Ảnh: H.Dịu |
Ngày 30/5, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDG) đã phối hợp tổ chức sự kiện hội thảo và triển lãm Banking Vietnam 2019 với chủ đề “Tài chính toàn diện trong xu thế phát triển của nền kinh tế không dùng tiền mặt ".
Phát biểu tại sự kiện, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh, sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong những năm gần đây đã tạo điều kiện cho ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận dịch vụ ngân hàng, thông qua đó, gia tăng sử dụng các dịch vụ tài chính ngân hàng, đặc biệt là các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần quan trọng trong việc giảm sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế.
Số liệu từ NHNN cho biết, trong quý I/2019, số lượng giao dịch thanh toán nội địa qua thẻ ngân hàng đạt hơn 65 triệu giao dịch (tăng 18,45% so với cùng kỳ năm 2018. Số lượng giao dịch tài chính qua kênh Internet đạt hơn 101 triệu giao dịch với giá trị giao dịch khoảng 4.580 nghìn tỷ đồng (tăng tương ứng 65,81% và 13,46% so với cùng kỳ năm 2018); số lượng giao dịch tài chính qua kênh điện thoại di động đạt hơn 76 triệu giao dịch, với giá trị giao dịch hơn 924 nghìn tỷ đồng (tăng tương ứng 97,75% và 232,3% so với cùng kỳ năm 2018.
Chính vì thế, hãng kiểm toán PwC cũng đã xếp Việt Nam là thị trường tăng trưởng nhanh nhất về thanh toán di động trong năm 2018.
Cũng về vấn đề này, TS. Nguyễn Thị Hiền, Phó Viện trưởng Viện chiến lược ngân hàng (NHNN) cho hay, trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng tiền gửi và dư nợ tín dụng tăng trưởng mạnh duy trì 10%. Tỉ lệ tiền mặt lưu thông trên tổng phương tiện thanh toán 11,57%, giảm 14,02% năm 2010.
Ông Nghiêm Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN) cũng cho biết thêm cơ sở hạ tầng phục vụ cho thanh toán không dùng tiền mặt tăng trưởng ấn tượng. Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng, tổ chức tiền gửi thanh toán tại Việt Nam đã ứng dụng các giải pháp, công nghệ tiên tiến nhằm giảm chi phí, tăng tốc độ thanh toán, tăng cường an toàn, bảo mật cho sản phẩm, dịch vụ, gia tăng trải nghiệm khách hàng như xác thực sinh trắc học (vân tay, khuôn mặt...); thanh toán trên nền mã phản hồi nhanh (QR Code); thanh toán an toàn, thuận tiện qua mã hóa thông tin thẻ (Tokenization); thanh toán phi tiếp xúc (contactless payment) tốc độ và tiện lợi...
Đặc biệt, việc thanh toán bằng QR code hay còn gọi là một chạm, được các tổ chức quan tâm để thúc đẩy thanh toán qua điện thoại di động. Đến nay đã có 16 ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh toán này, toàn thị trường có 30.000 điểm chấp nhận thanh toán QR code.
Tuy nhiên, theo ông Nghiêm Thanh Sơn, việc thanh toán không dùng tiền mặt vẫn còn những hạn chế như hạ tầng cơ sở kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thanh toán điện tử chưa đồng bộ, mới tập trung ở các thành phố, đô thị, chưa trang bị các nông thôn, miền núi. Các phương tiện, dịch vụ thanh toán điện tử mới chưa được triển khai trên diện rộng để đáp ứng nhu cầu thanh toán vùng nông thôn, miền núi. Ngoài ra, người dân phần lớn vẫn sử dụng mặt do tâm lý e dè, ngại tìm hiểu, sợ rủi ro đã ngăn cản việc tiếp cận của người tiêu dùng với các hình thức thanh toán điện tử .
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) cho rằng, khó khăn hiện nay là sự kết nối ba bên và trao đổi hợp tác giữa Ngân hàng – nhà cung cấp dịch vụ - khách hàng.
Ví dụ, ngân hàng muốn thanh toán không dùng tiền mặt cho người dân khi trả tiền điện thì ngân hàng phải kết hợp được với ngành điện. Phải thống nhất chủ trương và kết nối hệ thống dữ liệu tích hợp, từ đó ngân hàng cung cấp dịch vụ cho người dân.
Hơn nữa, theo ông Nguyễn Đình Thắng, điều khó khăn nhất là việc chuyển tiền mặt của người dân hệ thống thẻ, ví điện tử, vào tài khoản ngân hàng.
Chính vì thế, để thúc đẩy phát triển thanh toán điện tử, giảm giao dịch tiền mặt, Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh cho rằng, cần chú ý tới xu hướng số hóa dịch vụ ngân hàng, lấy khách hàng làm trung tâm và hành vi người tiêu dùng có sự thay đổi mạnh mẽ từ tương tác giới hạn trong môi trường off-line (gặp mặt trực tiếp nhân viên ngân hàng) sang môi trường giao dịch trực tuyến không gặp mặt, tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng liên tục, mọi lúc, mọi nơi trên nhiều loại thiết bị di động.
“Bối cảnh này đòi hỏi các ngân hàng, tổ chức thanh toán trung gian phải đầu tư, ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ 4.0 nhằm cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới; đẩy mạnh khai thác, phân tích dữ liệu thông minh để thấu hiểu khách hàng, qua đó cung cấp các sản phẩm, dịch vụ an toàn, tiện lợi, cá nhân hóa với giá cả hợp lý…”, ông Nguyễn Kim Anh nêu rõ.
Tin liên quan
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NAPAS triển khai kế hoạch bảo đảm an toàn hệ thống thông tin
16:57 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK