Đầu tư dự án "khủng", nhiều sản phẩm hoá chất vẫn trông chờ nhập khẩu
Xuất cấp hóa chất khử khuẩn phòng, chống dịch Covid-19 cho Bắc Giang, Bắc Ninh | |
Bị phạt 100 triệu đồng vì nhập khẩu hoá chất vi phạm | |
Vinataba, Vinachem chỉ được đầu tư các dự án cần thiết |
Suốt thời gian dài, phân bón là sản phẩm hóa chất quan trọng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp nhưng phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Theo thông tin mới nhất từ Cục Hoá chất (Bộ Công Thương), tổng sản lượng công nghiệp hoá chất Việt Nam hàng năm chiếm khoảng 10-11% tổng giá trị GDP ngành công nghiệp; lực lượng lao động chiếm gần 10% và có năng suất lao động cao 1,36 lần năng suất lao động trung bình của toàn ngành công nghiệp do có mức độ tự động hoá khá cao.
Nhắc tới những yếu tố hạn chế sự phát triển toàn ngành thời gian qua, ông Nguyễn Văn Thanh, Cục trưởng Cục Hoá chất phân tích: Công tác quản lý ngành chưa hiệu quả, thiếu thông tin; cơ chế phối hợp giữa các cơ quan Trung ương, địa phương chưa đảm bảo thông tin thông suốt.
Nhiều trường hợp doanh nghiệp, nhà đầu tư không nắm bắt được thông tin, đầu tư, vận hành các dự án chưa tuân thủ quy định về đầu tư xây dựng và an toàn hóa chất.
Công nghiệp hóa chất đòi hỏi quy mô đầu tư rất lớn, công nghệ yêu cầu cao, nghiêm ngặt, tiềm ẩn rủi ro. Trong khi đó tại Việt Nam, các doanh nghiệp còn hạn chế về tiềm lực kinh tế, đầu tư nhỏ lẻ, dàn trải, thiếu công nghệ nguồn.
Đáng chú ý, ở nhiều địa phương, quan niệm và nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của phát triển công nghiệp hóa chất chưa đầy đủ, lo ngại nguy cơ ô nhiễm và nguy hiểm. Điều này dẫn đến các chủ trương phát triển của nhiều địa phương không thu hút đầu tư công nghiệp hóa chất, thay vào đó là một số ngành nghề dịch vụ, du lịch, công nghiệp chế biến chế tạo khác.
“Những quan niệm này gây khó khăn cho các nhà đầu tư, cản trở sự phát triển của công nghiệp hóa chất, trong khi đây là một trong những ngành công nghiệp nền tảng, làm tiền đề hỗ trợ cho nhiều ngành công nghiệp cũng như cung cấp các sản phẩm thiết yếu quan trọng khác”, ông Thanh nhấn mạnh.
Phát biểu tại buổi làm việc với Cục Hoá chất và các đơn vị liên quan về việc tạo điều kiện, thúc đẩy phát triển công nghiệp hoá chất, tạo dư địa tăng trưởng bền vững cho những năm tiếp theo mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đánh giá, ngành hóa chất có sự tham gia đầu tư của nhiều thành phần kinh tế, nhiều dự án quy mô lớn.
Tuy nhiên, đóng góp của ngành còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, chưa tận dụng tối ưu nguồn tài nguyên, nguyên liệu trong nước dẫn tới chưa làm chủ được thị trường nội địa. Nhiều sản phẩm hóa chất quan trọng phục vụ phát triển sản xuất phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu.
Điều này một phần do đặc thù ngành sản xuất hóa chất cần mức đầu tư lớn nên trước đây ngành chủ yếu phụ thuộc vào thành phần kinh tế nhà nước. Các dự án đầu tư hầu hết sử dụng vốn nhà nước.
Được biết, hiện nay Cục Hóa chất đang triển khai xây dựng “Chiến lược phát triển ngành hóa chất Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045”. Ông Thanh nhận định, sau khi Chiến lược được cấp có thẩm quyền phê duyệt sẽ có đủ thông tin dữ liệu của mỗi phân ngành, những khó khăn vướng mắc để bổ sung các giải pháp phù hợp trong quá trình quản lý và phát triển ngành.
Tính đến năm 2020, toàn ngành hoá chất có khoảng 1.818 doanh nghiệp sản xuất phân bổ trên 6 vùng trong cả nước. Trong đó, 894 doanh nghiệp sản xuất phân bón (chiếm 49%), 106 doanh nghiệp sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật (chiếm 6%), 14 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hóa dầu (chiếm 1%), 68 doanh nghiệp sản xuất hóa chất cơ bản (chiếm khoảng 4%)… với khoảng 2,7 triệu lao động. |
Tin liên quan
TP Hồ Chí Minh: Siết quản lý kinh doanh hóa chất độc hại
09:09 | 08/10/2024 An ninh XNK
Trưởng phòng một doanh nghiệp tuồn 2,5 tấn chất độc xyanua bán ra thị trường
20:06 | 18/09/2024 An ninh XNK
Quản lý chặt chẽ hóa chất cực độc
15:00 | 06/08/2024 Người quan sát
Ngành thép chủ động “sống chung” với các vụ kiện phòng vệ thương mại
09:21 | 13/10/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Trung Quốc 9 tháng đạt gần 150 tỷ USD
09:33 | 12/10/2024 Infographics
Nhiều dư địa cho trái cây Việt Nam chinh phục thị trường thế giới
08:55 | 12/10/2024 Kinh tế
Đẩy mạnh xuất nhập khẩu thông qua kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Lào - Campuchia
08:54 | 12/10/2024 Kinh tế
Huy động sức mạnh từ kiều hối làm “trợ lực” phát triển kinh tế
19:55 | 11/10/2024 Kinh tế
Đảm bảo chất lượng cá tra xuất khẩu cần quan tâm từ con giống
19:42 | 11/10/2024 Kinh tế
Chênh lệch giữa thu nhập và giá nhà ở đang ngày càng rõ rệt
19:27 | 11/10/2024 Kinh tế
Chi hơn 100 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc trong 9 tháng
15:15 | 11/10/2024 Xuất nhập khẩu
Còn chậm trễ trong hướng dẫn thi hành các luật liên quan đến bất động sản
14:32 | 11/10/2024 Kinh tế
Giai đoạn khó khăn nhất của thị trường bất động sản đã qua
08:38 | 11/10/2024 Kinh tế
Kỳ vọng nhịp phục hồi tích cực trên thị trường bất động sản
16:54 | 10/10/2024 Kinh tế
Thị trường bất động sản đã có sự hồi phục nhất định
16:40 | 10/10/2024 Kinh tế
Phòng ngừa rủi ro trong hợp đồng xây dựng
15:48 | 10/10/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thanh niên Hải quan Lạng Sơn phối hợp bàn giao công trình nước sạch
Việt Nam – Trung Quốc: Đưa quan hệ hợp tác trong lĩnh vực hải quan đi vào chiều sâu
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Cường chứng kiến trao văn kiện hợp tác giữa hai nước
Trung Quốc “luôn coi Việt Nam là ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng”
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics