Đầu tư cho tiền lương là đầu tư cho phát triển
TS.Bùi Sỹ Lợi |
Qua 4 lần cải cách tiền lương, ông đánh giá như thế nào về chính sách cải cách tiền lương từ 1/7/2024?
Cải cách tiền lương trong điều kiện hiện nay là tin vui cho cán bộ, công chức, viên chức, tạo động lực để cán bộ, công chức, viên chức làm việc, thúc đẩy tăng năng suất lao động, gắn bó với cơ quan đơn vị. Bởi trên thực tế tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức vẫn chưa đủ để đáp ứng những nhu cầu cuộc sống, rất khó tạo ra đội ngũ công chức chuyên nghiệp, chuyên cần và hiệu quả. Bên cạnh đó, việc lương chính thấp hơn hoặc bằng phụ cấp khiến không phân định rõ được bản chất của tiền lương, không thể hiện đúng giá trị thực của tiền lương. Do vậy, việc cần thiết và cấp bách đặt ra trước mắt là phải đẩy nhanh tốc độ cải cách chính sách tiền lương để đảm bảo đời sống của người lao động. Đồng thời, đảm bảo mức lương chi trả tương xứng, thể hiện đúng giá trị sức lao động của cán bộ, công chức, viên chức, cần thay đổi cơ cấu thang bảng lương, hệ số lương và mức chênh lệch tiền lương giữa các ngành nghề, lĩnh vực để bảo đảm tương đồng với chi phí sức lao động của người cống hiến, đóng góp cho nhà nước.
Có thể khẳng định, đầu tư cho tiền lương là đầu tư cho phát triển, lương quá thấp khiến cán bộ, công chức đã phải làm nhiều việc để có thêm thu nhập. Bên cạnh đó, lương thấp không đủ sống dẫn đến hệ lụy là cán bộ, công chức, viên chức thiếu động lực làm việc, cống hiến không hết mình vì tiền lương không phản ánh đúng giá trị sức lao động mà lực lượng này đóng góp cho cơ quan, đơn vị.
Bản chất tiền lương công chức là cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, tiền lương phải tiệm cận với giá trị sức lao động thị trường, cần phải hướng tới sự công bằng, thực chất. Cần phải xây dựng tiền lương tối thiểu của công chức hành chính ngang bằng với sức lao động. Theo đó, đối với khu vực có quan hệ lao động, tiền lương phải đáp ứng được mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ (theo quy định của Bộ luật Lao động). Đối với khu vực công, chi tiền lương cho cán bộ, công chức chính là chi cho đầu tư phát triển.
Vì vậy, phải cải cách tiền lương để thực sự là động lực quan trọng thúc đẩy cán bộ, công chức nâng cao năng lực, thực thi công vụ có hiệu quả hơn, giảm thiểu tham nhũng. Từ đó, bảo đảm tiền lương đủ sống để cán bộ, công chức, viên chức không phải "chân ngoài dài hơn chân trong", toàn tâm toàn ý thực hiện chức năng, nhiệm vụ được phân công theo vị trí việc làm của các ngành, lĩnh vực.
Ông kỳ vọng gì vào lần cải cách tiền lương này, thưa ông?
Khi cải cách tiền lương, chúng ta sẽ có bảng lương của chức vụ lãnh đạo và một bảng lương chuyên môn nghiệp vụ. Chuyên gia cao cấp là những người có năng lực, trình độ chuyên môn đặc biệt trong ngành và lĩnh vực công tác. Những chuyên gia cao cấp có thể có mức lương cao, thậm chí lương tương đương với Thứ trưởng và Bộ trưởng, để khuyến khích người có trình độ chuyên môn. Việc xây dựng đội ngũ chuyên gia cao cấp là những người có tài năng, có năng lực, đi sâu nghiên cứu mà không nhất thiết phải phấn đấu trở thành người quản lý là rất cần thiết.
Vì vậy, việc xây dựng bảng lương xứng đáng cho đội ngũ chuyên gia cao cấp sẽ khuyến khích họ đóng góp nhiều hơn và yên tâm công tác hơn. Mục tiêu là thu hút nhân tài và tranh thủ năng lực của những người có trình độ chuyên môn cao để đóng góp cho quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Vấn đề là phải đánh giá đúng năng lực chất lượng, trình độ chuyên môn hay nói cách khác chuyên gia đầu ngành không thể được công bố một cách tràn lan.
Để đạt được mục tiêu đã đề ra khi thực hiện cải cách tiền lương, theo ông chúng ta cần tập trung vào những vấn đề gì?
Việc cải cách tiền lương vẫn đứng trước nhiều thách thức. Đó là, biên chế vẫn nhiều, tổ chức sắp xếp chưa tinh gọn, vẫn còn nhiều đơn vị sự nghiệp công lập Nhà nước phải nuôi, chứ chưa chuyển được sang tự chủ, tự chịu trách nhiệm; đầu tư công để hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng…
Trong thời gian tới, theo tôi cần tiếp tục sắp xếp lại tổ chức, bộ máy, tinh giản biên chế theo Nghị quyết 18-NQ/TW về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; và Nghị quyết 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, tạo được nguồn lực để cải cách chính sách tiền lương. Tập trung hoàn thiện vị trí việc làm, chức danh, chức vụ công tác làm cơ sở cho việc cải cách này.
Để cải cách tiền lương mang tính khả thi và đạt hiệu quả thì cần phải xem xét đặc thù của các đơn vị sự nghiệp công lập, nhằm mục tiêu đảm bảo tiền lương được phân phối theo đúng năng lực công tác, quá trình đào tạo, khả năng cống hiến và đảm bảo đúng nguyên tắc phân phối theo lao động và xếp lương theo vị trí việc làm. Điều đó sẽ đảm bảo mục tiêu cải cách tiền lương là bảo đảm cho người lao động đủ sống bằng lương; đặc biệt, phải xem xét quy định các loại phụ cấp đặc thù cho các ngành lĩnh vực đặc thù; để giữ chân người lao động đang làm việc tại các lĩnh vực đó hoặc thu hút nhân tài có năng lực chuyên môn vào khu vực công nhằm khắc phục tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức dịch chuyển từ khu vực công sang khu vực tư (như 2 ngành y tế và giáo dục sau 2 năm đại dịch Covid-19); nguyên nhân là thu nhập thấp, đời sống khó khăn do chậm cải cách tiền lương. Điều này, cần quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, trong đó, các đơn vị cần xây dựng cho được vị trí việc làm, quản trị nhân lực hợp lý. Quá trình thực hiện cải cách chính sách tiền lương phải đồng bộ với quá trình cải cách thủ tục hành chính, áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, kinh tế số, để giảm tối đa lao động thủ công tăng năng suất lao động.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Lương nhà giáo nên cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp
20:16 | 20/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tiếp tục tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế để bảo đảm nguồn cải cách tiền lương
20:12 | 04/05/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cải cách tiền lương: Vẫn còn nhiều việc phải làm
07:30 | 26/03/2024 Kinh tế
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics