Đau nhói di sản
Bức họa mô tả cảnh xuân thanh bình với các thiếu nữ mặc trang phục truyền thống trảy hội trong khung cảnh đặc trưng Xuân của ba miền. Năm 1991, tác phẩm được Ủy ban Nhân dân TP HCM mua với giá 100.000 USD và trao tặng cho Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2013, Chính phủ công nhận họa phẩm này là "Bảo vật quốc gia". Là bảo vật quốc gia thì khỏi phải nói về giá trị cao quý của bức tranh. Tuy vậy, những ngày qua, giới yêu hội họa cũng như dư luận nói chung không khỏi sững sờ vì bức họa bị hư hỏng bởi lý do không đáng có. Một bảo vật quốc gia cần “nâng như nâng trứng” thì người ta cho vệ sinh bức họa bằng... nước rửa chén, và lau cọ bằng... giấy nhám. Hậu quả là màu sắc bức tranh bị mất đi nghiêm trọng, bức tranh không còn giữ nét sinh động và hồn cốt vốn có.
Cũng những ngày qua, một hình ảnh phản cảm và cũng làm đau nhói trái tim nhiều du khách, những ai yêu quý di sản là hình ảnh tháp Chăm nghìn tuổi ở Bình Định bị người ta thẳng tay khoan vào đó để treo một bảng quảng bá du lịch. Các chuyên gia cho rằng tháp Chăm nghìn tuổi là những di sản hết sức quý giá không ai dám động vào, Nhà nước cũng đã bỏ ra nhiều tiền để trùng tu, lắp ghép từng mẩu gạch cổ. Vậy nhưng cơ quan quản lý nơi đây thản nhiên cho khoan và treo lên đó một cái bảng to. Một hoạt động văn hóa nhưng lại rất phản văn hóa.
Những câu chuyện trên không chỉ là những vụ việc đơn lẻ. Những vụ xâm phạm hay thiếu quan tâm khiến các bảo vật quốc gia, di tích, di sản quý của đất nước bị ảnh hưởng, xuống cấp, phá hỏng đã được đề cập nhiều.
Nhìn thẳng thực tế, việc các bảo vật, di sản quý giá bị xâm hại là do sự yếu kém về nghiệp vụ, buông lỏng về quản lý của cán bộ và cơ quan quản lý. Nhưng bảo vật, di sản luôn là những thứ không thể lấy lại khi bị hư hại. Những hiện vật vật chất này dù luôn chịu sự tác động của thời gian, nhưng sự vô ý thức, thiếu trách nhiệm của con người mới là tác nhân nguy hại nhất. Điều này yêu cầu cơ quan hữu trách cần quy định rõ ràng hơn trách nhiệm của mỗi cấp quản lý; đề ra các hành lang pháp lý, tiêu chí, quy định đầy đủ, cụ thể hơn trong bảo vệ bảo vật, di sản để cơ quan quản lý trực tiếp bảo vệ tốt hơn. Đặc biệt, cần tuyên truyền sâu rộng hơn cho du khách, người dân trong bảo vệ và phát huy di sản.
Tin liên quan
Cùng Ford Territory khám phá dòng chảy di sản
13:40 | 27/09/2024 Xe - Công nghệ
Việt Nam được bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng Công ước 2003
10:24 | 12/06/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quy định nguồn kinh phí cho chương trình bảo tồn và phát huy di sản văn hoá Việt Nam
20:45 | 11/06/2022 Chính sách và Cuộc sống
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Lao động rời phố, về quê
07:51 | 29/10/2024 Người quan sát
Quản lý sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
07:39 | 25/10/2024 Người quan sát
Đấu giá và đầu cơ
07:56 | 23/10/2024 Người quan sát
Du lịch y tế
06:34 | 20/10/2024 Người quan sát
AI và cảm xúc
09:00 | 15/10/2024 Người quan sát
Tiếp vốn cho nông nghiệp
15:21 | 13/10/2024 Người quan sát
Xóa nhà tạm, dột nát
08:41 | 13/10/2024 Người quan sát
Chậm ban hành văn bản
08:52 | 12/10/2024 Người quan sát
Hệ lụy “tour 0 đồng”
07:41 | 04/10/2024 Người quan sát
Thuế với bất động sản thứ hai
14:00 | 01/10/2024 Người quan sát
Quảng cáo “thổi phồng” công dụng
14:29 | 30/09/2024 Người quan sát
Tin mới
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK