Đào tạo nguồn nhân lực bán dẫn cần sự đồng bộ
Giải bài toán “khát” nguồn nhân lực bán dẫn, vi mạch “Nâng chất, tăng lượng" nguồn nhân lực ngành bán dẫn Phát triển nguồn nhân lực, sẵn sàng đón sóng đầu tư ngành vi mạch bán dẫn |
Cần chính sách đột phá trong phát triển nguồn nhân lực bán dẫn. Ảnh: CTV |
Nhiều cơ hội về việc làm
Ông Nguyễn Anh Thi, Trưởng Ban Quản lý Khu công nghệ cao TPHCM cho biết, một số doanh nghiệp vi mạch bán dẫn từ Hà Lan bắt đầu đầu tư vào Việt Nam. Đơn cử, Công ty BE Semiconductor Industries N.V đã nhận giấy chứng nhận đầu tư vào Khu công nghệ cao TPHCM, với số vốn hơn 115 tỷ đồng (tương đương 4,9 triệu USD) trong giai đoạn đầu, để đầu tư thuê nhà xưởng, sản xuất, dự kiến đưa Dự án vào hoạt động vào quý 1/2025.
Đầu tháng 7/2024, Tập đoàn NVIDIA (Mỹ) đến TPHCM để khảo sát và trao đổi khả năng hợp tác các vấn đề đào tạo phát triển trí tuệ nhân tạo (AI); hỗ trợ phát triển doanh nghiệp AI; thành lập AI Center of Excellence. Tập đoàn lớn khác của Mỹ là Marvell (doanh nghiệp chuyên thiết kế chip) cũng tăng tốc mở rộng các trung tâm thiết kế chip tại Việt Nam. Vào giữa tháng 5/2024, Marvell công bố mở thêm một trung tâm thiết kế chip tại Đà Nẵng và chuẩn bị mở thêm một trung tâm nữa tại TPHCM sau khi đã đầu tư một trung tâm thiết kế tại đây.
Chủ tịch Tập đoàn FPT Trương Gia Bình: Chúng tôi bắt đầu đầu tư hệ thống phổ thông rồi đến hệ thống cao đẳng, đại học. Chúng tôi lúc thì làm việc với phía Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), lúc thì làm việc với Nhật Bản, Mỹ, tìm mọi con đường để có thể hợp tác đào tạo”. |
Ông Nguyễn Phúc Vinh, Ủy viên Ban chấp hành Hội Công nghệ Vi mạch bán dẫn TPHCM cho biết, chưa có quốc gia nào tự chủ hoàn toàn và khép kín chuỗi cung ứng, do đó vẫn còn rất nhiều cơ hội để Việt Nam tham gia. Theo ông Vinh, nhu cầu về nhân sự thiết kế vi mạch khoảng 150-200 người/quý và cần khoảng 3 năm để có thể thiết kế độc lập (kỹ sư chính thức). Việc tham gia chuỗi cung ứng tại Việt Nam rất quan trọng, trong đó phát triển nguồn nhân lực là yếu tố trọng tâm và quyết định. Do đó, cần xây dựng cơ chế, chính sách đột phá cho việc phát triển nguồn nhân lực vi mạch, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao.
Bày tỏ lạc quan về cơ hội cho nhân lực ngành bán dẫn, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT cho rằng, nhu cầu về nhân lực cho ngành bán dẫn là rất lớn ở các nước trên thế giới và thế hệ trẻ của Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để làm việc trong lĩnh vực này.
Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện cả nước có 35 cơ sở giáo dục đại học đang trực tiếp đào tạo lĩnh vực này, hoặc gần với ngành công nghệ bán dẫn. Dự báo trong 5 năm tới, mỗi năm cần khoảng 20.000 kĩ sư và 10 năm tới, mỗi năm cần khoảng 50.000 nhân lực có trình độ đại học trở lên. Chính vì vậy, để đón đầu nhu cầu thị trường, nhiều trường đại học đã mở thêm ngành học mới, tăng quy mô tuyển sinh, nâng cao chất lượng đào tạo ngành này.
Phối hợp hiệu quả giữa “3 nhà”
Với quyết tâm tham gia sâu vào chuỗi bán dẫn toàn cầu, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang đầu tư nguồn lực. Thực tế cho thấy, Việt Nam có nhiều cơ hội lớn trong hợp tác phát triển các lĩnh vực công nghệ cao. Theo Chủ tịch Tập đoàn FPT Trương Gia Bình, chưa bao giờ sự vào cuộc của Nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà trường trong đào tạo nhân lực ngành bán dẫn lại mạnh mẽ như thời gian qua. “3 nhà” đã nỗ lực, miệt mài với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghệ quan trọng này. Để đạt mục tiêu đào tạo 10.000 nhân lực ngành bán dẫn, FPT đã và đang phối hợp với các viện nghiên cứu, trường đại học để triển khai các khóa đào tạo, chương trình đào tạo nhân lực ngành bán dẫn.
Song hiện nay, hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp còn những trở ngại cần gỡ bỏ. PGS, TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM cho biết, thực tế các doanh nghiệp đặt mục tiêu chính là tuyển dụng nhân sự vi mạch bán dẫn thay vì đồng hành với các trường đại học trong đào tạo nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, đa số doanh nghiệp vi mạch ở Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, ít nhu cầu phát triển hợp tác nghiên cứu và đào tạo (R&D).
Trong khi đó, về phía các trường đại học, lực lượng nghiên cứu có khả năng thực chiến, giải quyết được các bài toán của doanh nghiệp còn ít; thiếu chính sách thu hút, hỗ trợ nhà khoa học, sinh viên tài năng; thiếu công cụ thiết kế chuyên nghiệp dẫn đến sản phẩm nghiên cứu khó thuyết phục doanh nghiệp. Vì vậy, cần có chính sách khuyến khích doanh nghiệp liên kết với các trường trong đào tạo nhân lực bán dẫn. Đồng thời, đầu tư có trọng tâm, tập trung cho các trường đã và đang làm tốt việc đào tạo, nghiên cứu bán dẫn.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, Việt Nam có nhiều cơ hội lớn trong hợp tác phát triển các lĩnh vực công nghệ cao. Trong đó, nhân lực ngành bán dẫn đã đón nhận những bước tiến lớn trong công tác kêu gọi, thu hút vốn đầu tư, chuyển giao khoa học và công nghệ nhưng khi triển khai lại gặp không ít thách thức do sự thiếu hụt nguồn nhân lực, cả về số lượng và chất lượng. Nguyên nhân chủ yếu nằm ở bất cập giữa hệ thống giáo dục đào tạo và thị trường lao động.
Điều này đòi hỏi sự nỗ lực đồng bộ, từ Nhà nước đến nhà đầu tư, nhà trường, nhà sản xuất. Bên cạnh sự định hướng rõ ràng về cơ chế, chính sách, các nguồn lực hỗ trợ hiệu quả của Nhà nước, rất cần sự chủ động vào cuộc, liên kết hành động của các cơ sở giáo dục đại học khi tập trung vào việc xây dựng chương trình đào tạo chuẩn, kết hợp cùng các doanh nghiệp, nhằm liên kết đào tạo nhân lực chất lượng cao, làm tiền đề cho việc thu hút đầu tư, phát triển thị trường lao động.
Tin liên quan
Thời cơ của công nghiệp bán dẫn
14:37 | 29/09/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ: Học tiêu chuẩn, hiểu cơ hội
06:12 | 29/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chính sách đột phá để thu hút FDI thế hệ mới
20:15 | 25/09/2024 Kinh tế
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
19:50 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông qua Luật Dược sửa đổi: Quản chặt giá thuốc, cho phép bán thuốc online
19:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Press cup 2024: Sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước
15:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng RON95-III về sát 20.500 đồng/lít
15:16 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
GE Vernova Foundation hỗ trợ người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
15:14 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ban hành kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025
15:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thứ trưởng Bộ Tài Chính Võ Thành Hưng giữ chức Phó Chánh Văn phòng TW Đảng
09:21 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia
09:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lương nhà giáo nên cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp
20:16 | 20/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
'Tôn vinh, bảo vệ, tạo môi trường thuận lợi để nhà giáo làm việc'
19:49 | 20/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
Hải quan kiểm soát chặt các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics