Đảo lộn sinh hoạt vì dịch corona
Trung tâm thương mại đìu hiu vì dịch corona |
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Thói quen sinh hoạt thay đổi, ngại ra đường, ngại đến chỗ công cộng, hạn chế tổ chức liên hoan, ăn uống, tụ tập đông người, tham gia lễ hội, đổ xô mua sắm khẩu trang, nước rửa tay, sản phẩm tăng cường sức đề kháng… là những gì đã và đang diễn ra khi dịch bệnh do vi rút corona chính thức xuất hiện tại Việt Nam.
TP Hà Nội thời điểm hiện tại nhiều phố xá, điểm du lịch vốn nhộn nhịp nay trở nên đìu hiu. Chẳng hạn tại khu du lịch Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc phóng viên nhận thấy chỉ lác đác một vài du khách ghé thăm. Một số trung tâm thương mại lớn như Vincom, Lotte lượng khách giảm đáng kể, nhân viên rảnh rỗi, đeo khẩu trang ngồi lướt web. Tại các quán ăn, cửa hàng cà phê, điểm du lịch, khu vui chơi trẻ em, rạp chiếu phim... tình trạng cũng không khá hơn là bao.
Tình trạng tương tự tại một số khu trọ công nhân trên địa bàn TPHCM. Khắp các phòng trọ, các công nhân đã tự ý thức vệ sinh nơi ở, tránh nơi đông người và thường xuyên sử dụng khẩu trang khi ra ngoài.
Chị Nguyễn Thị Tư, quê tại Tiền Giang, đang làm việc tại Thủ Đức chia sẻ, chị mới từ quê lên được 3 hôm thì nghe mọi người trong xóm nói quá nhiều về dịch viêm phổi do vi rút corona. Đồng thời, chị Tư cũng xem trên mạng thấy các thông tin về dịch nên rất lo lắng. Chị luôn mang khẩu trang theo bên mình, lúc nào cũng đeo ngay cả khi đi làm.
“Tôi hay ăn tại tiệm thay vì nấu ăn tại phòng. Nhưng vì mấy hôm nay nghe bệnh dịch ghê quá, tôi sợ ra ngoài ăn cũng gặp người lạ nhỡ đâu bị cúm, lây nhiễm thì khổ, nên tôi nấu ăn ở phòng cho đảm bảo. Bạn bè có rủ gặp nhau đầu năm nhưng tôi tránh nơi đông người nên cũng từ chối. Cuối tuần thường tôi sẽ sang phòng trọ của bạn tại khu bên cạnh chơi, nhưng hôm nay cũng không đi, ở nhà nghỉ ngơi và tránh bệnh”, chị Tư cho biết thêm.
Nhiều gia đình đã đặt vé máy bay cho các chuyến du xuân nước ngoài hay đặt lịch lễ chùa, du xuân trong nước đầu năm đều hủy bỏ. Cá biệt, nhiều hội thảo, hội nghị, lịch ra mắt phim, lịch thi đấu thể thao... đều vì dịch corona mà thay đổi thời gian hoặc ngừng vô thời hạn.
Bản thân bác sỹ, nhân viên y tế những ngày vừa qua cũng thực sự đối mặt với “cuộc chiến” corona. Theo lời một bác sỹ đang công tác tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, do tâm lý lo lắng nên nhiều người dân khi có các triệu trứng ho sốt đều ùn ùn đến để xét nghiệm corona nên bệnh nhân thường rất đông, quá tải. “Trong ca trực của tôi, chỉ trong vòng 1 ngày mà đã có hàng trăm bệnh nhân yêu cầu xét nghiệm corona”, vị này cho biết.
Chưa kể, theo bác sỹ trên, do đang cao điểm phòng dịch nên Bộ Y tế liên tiếp có các văn bản chỉ đạo liên quan, nhân viên y tế vừa tập huấn chống dịch, vừa phải tiếp nhận cả trăm cuộc điện thoại, tin nhắn giải đáp các thắc mắc về bệnh dịch của không chỉ bệnh nhân mà ngay cả người thân, bạn bè và các đồng nghiệp các tuyến.
Có lẽ chưa khi nào khẩu trang lại là vật dụng mà người dân cần như thời điểm này Ảnh: S.T |
Cuống cuồng tìm chỗ gửi con
Khi được hỏi nhiều phụ huynh học sinh đều đồng tình cho rằng, việc cho học sinh nghỉ học một tuần từ 2/3 đến 9/3 là quyết định đúng đắn trong bối cảnh này song việc này cũng đồng nghĩa với ngoài nỗi lo vì dịch còn phải cuống cuồng tìm chỗ gửi con.
Chị Lê Thị Hương Thảo, phố Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, TP Hà Nội cho hay, chị phải nhờ anh trai chở hai con chị cùng mấy cháu về quê tránh dịch. Cả gia đình đón Tết ở quê, vừa lên thành phố, nay lại phải quay về. “Nếu không đưa con về quê, vợ chồng tôi sẽ phải thay nhau nghỉ làm ở nhà trông trẻ”, bà mẹ hai con tâm sự.
Việc các trường tạm dừng hoạt động cũng là mối lo lớn với nhiều gia đình. Chị Phan Thị Thanh Nga, Lương Thế Vinh, Hà Nội cho biết, bên ngoại của chị ở Đà Nẵng, thời điểm này đi máy bay cũng khá bất an nên không dám gửi con về. Bên nội ở Hòa Bình nhưng bà nội sức khỏe yếu không thể trông cháu.
“Cả tôi và chồng đều làm trong ngành dịch vụ, không thể dẫn con đến cơ quan để vừa làm việc vừa trông con vì thế sau khi biết tin con được nghỉ học, hai vợ chồng tôi loay hoay với việc sẽ gửi con ở đâu”, chị Nga than thở.
Do vậy, giải pháp mà chị Nga và chồng đưa ra là chị sẽ xin nghỉ ở nhà một ngày để liên hệ thuê người tin cậy hoặc nhờ người quen trông con hộ và hướng dẫn các việc trong gia đình.
Trong khi đó, để ứng phó với việc con nghỉ học chị Nguyễn Thị Bình, TPHCM phải tạm nghỉ làm để ở nhà trông con. Chị Bình giải thích giai đoạn này không thể đưa con ra bến xe, tàu gửi về quê được. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, chị sẽ mang bé theo và giám sát con đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn. Phụ huynh này cũng cho rằng đây chỉ là giải pháp tình thế và chỉ thực hiện được trong một tuần. Học sinh tiếp tục nghỉ học sẽ là vấn đề nan giải. “Công việc của tôi có thể linh động ở nhà được một vài ngày nhưng không thể như vậy mãi. Chưa kể, nhiều phụ huynh là công nhân, gia đình ít người, không có ông bà càng khó hơn”, người mẹ trẻ nói.
Bộ Y tế chạy đua chống dịch Nếu như những năm trước, thời điểm trước tết Nguyên đán, thường thì chỉ có các cuộc thăm, chúc Tết bệnh viện, bệnh nhân và công tác trực, cấp cứu Tết tại các bệnh viện của lãnh đạo Bộ Y tế, thì năm nay, để ứng phó với dịch corona, liên tiếp các cuộc họp phòng chống dịch được tổ chức trước Tết, trong và sau Tết, trong đó có nhiều cuộc họp với sự tham gia của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cùng lãnh đạo Bộ và cơ sở y tế. Các đoàn thanh, kiểm tra công tác phòng chống dịch khẩn trương thành lập và tiến hành tại các địa điểm trọng điểm; hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, số điện thoại đường dây nóng được lập ra nhằm cung cấp thông tin nhanh, kịp thời về dịch corona; Bộ Y tế cũng kích hoạt Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam để đáp ứng dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng vi rút corona mới gây ra từ ngày 24/1 đến 24/2. |
Tin liên quan
Sử dụng, thanh quyết toán nguồn lực phục vụ phòng, chống dịch cơ bản thực hiện đúng
20:06 | 29/05/2023 Sự kiện - Vấn đề
Chi ngân sách 10 tháng ước đạt 1,21 triệu tỷ đồng
08:00 | 03/11/2022 Tài chính
Nhiều điểm di tích mở cửa trở lại đón du khách
18:00 | 06/03/2021 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics