Đánh giá cơ cấu lại khu vực doanh nghiệp Nhà nước
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước vẫn đang ì ạch |
Báo cáo tài chính kiểm toán 2018: 8 doanh nghiệp kinh doanh lãi nhưng lại báo lỗ |
Hội thảo “Kinh tế nhà nước và cơ cấu lại doanh DNNN: Thực hiện 2011-2020 và kiến nghị quan điểm, phương hướng đến năm 2030". Ảnh: H.A |
Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM cho biết, hội thảo nhằm phục vụ xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 và kế hoạch 5 năm 2021-2025.
Theo ông Nguyễn Đình Cung, cần đánh giá lại kinh tế Nhà nước cũng như đánh giá việc thực hiện cơ cấu lại khu vực DNNN, vai trò đóng góp của kinh tế Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội thực sự có mang lại hiệu quả hay không. Bên cạnh đó, xem xét hoạt động của DNNN và quyền tự chủ của họ. Theo ông Cung, DNNN không có đủ quyền tự chủ để vận hành theo cơ chế thị trường, trên thực tế, quyền tự chủ của DNNN bị hạn chế bởi nhiều lý do.
Tại hội thảo, ông Phạm Đức Trung, Trưởng ban Nghiên cứu cải cách và Phát triển doanh nghiệp (CIEM) cho biết, cơ cấu lại DNNN đến năm 2020 có các mục tiêu như: DNNN có cơ cấu hợp lý hơn thông qua cổ phần hóa, thoái vốn; hoàn thành thoái vốn tại các DN mà Nhà nước không cần nắm giữ vốn; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, xử lý dứt điểm các DNNN kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài…
Ông Phạm Đức Trung cho biết, đối với việc cổ phần hóa, thoái vốn, mặc dù vẫn có thể hoàn thành kế hoạch số lượng cổ phần hóa đến năm 2020 nhưng chắc chắn sẽ không hoàn thành nhiều mục tiêu quan trọng như: thu hút đầu tư xã hội, dẫn tới vẫn phải duy trì cổ phần nhà nước ở mức cao; chưa thể rút vốn Nhà nước để đầu tư vào ngành, lĩnh vực cần tới vai trò của kinh tế nhà nước, của DNNN. Và vì vậy, chưa đạt được mục tiêu “DNNN có cơ cấu hợp lý hơn”. Vốn Nhà nước còn hiện diện ở hầu hết các ngành kinh doanh trong nền kinh tế.
Đại diện CIEM cũng chỉ ra nguyên nhân chính của tái cơ cấu DNNN còn chậm chủ yếu là do những tồn tại của thể chế và pháp luật. Quản lý của chủ sở hữu Nhà nước còn chưa tách bạch giữa quản lý thuộc chức năng sở hữu và quản lý Nhà nước, tiềm ẩn nguy cơ đối xử bất bình đẳng và hạn chế cạnh tranh trên thực tế.
Phát biểu tại hội thảo, chuyên gia kinh tế, ông Lê Xuân Bá cho rằng, trong kinh tế Nhà nước thì khu vực DNNN là quan trọng nhất song lại kém hiệu quả. Nhưng Nhà nước lại cứ bắt DNNN làm chủ đạo, quan điểm này sai ngay từ đầu, do vậy, ông Lê Xuân Bá cho rằng, chúng ta không nên tiếp tục bị mắc kẹt vào tư duy cũ.
Về phương hướng, mục tiêu cơ cấu lại DNNN giai đoạn 2021-2030, ông Phạm Đức Trung cho rằng, chiến lược 2021-2030 phải xác dịnh rõ chỉ tiêu kinh tế DNNN phải đạt được trên các mặt như: hiệu suất sinh lời trên vốn nhà nước (giai đoạn 2001-2010 chúng ta đã từng đạt bình quân 15-17%/năm); năng suất lao động (phải đặt ra các mục tiêu cụ thể, ví dụ như cao hơn mức bìnhquân, không thấp hơn khu vực FDI, trình độ công nghệ ngang bằng ASEAN...)
Bên cạnh đó, DNNN cũng phải hoàn thành mục tiêu đáp ứng chuẩn mực quản trị với một số chỉ tiêu như được các tổ chức uy tín xếp hạng, thừa nhận, phải có chỉ tiêu về tỷ trọng các DNNN niêm yết trên sàn chứng khoán trong nước và quốc tế...
Đồng thời, phải hoàn thành việc xác lập thể chế kinh tế thị trường đối với DNNN.
Tin liên quan
Trình dự án Luật thay thế "Luật 69", nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước
15:13 | 23/11/2024 Tài chính
Đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước: Phải bắt đầu từ thể chế
08:29 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Củng cố “sức khoẻ” tài chính cho doanh nghiệp nhà nước
21:47 | 10/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trình dự án Luật thay thế "Luật 69", nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước
Trình dự án Luật Công nghiệp công nghệ số với quy định về AI, tài sản số
Stress khi chạy deadline mùa Tết: Người trẻ làm gì để giảm căng thẳng?
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics