Đảm bảo không đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng cho các tập đoàn lớn
Ông Đào Xuân Cường (người đứng), Trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang |
Sau quá trình tạm dừng hoạt động do dịch Covid-19 diễn biến căng thẳng, hiện đã có 60 DN tại 4 KCN của Bắc Giang hoạt động trở lại và số lượng DN hoạt động trở lại ngày một tăng. Xin ông cho biết, để có thể quay trở lại hoạt động, các DN phải đáp ứng các điều kiện như thế nào và được kiểm tra, giám sát ra sao?
TS. Lê Quốc Phương, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương): Chống dịch mạnh mẽ giúp nâng cao uy tín Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu Trong bối cảnh bùng phát đợt dịch Covid-19 lần thứ 4, thời gian qua, Việt Nam đã quyết liệt hạn chế được nhiều nhất tác động tới chuỗi sản xuất, cung ứng, tránh tình trạng đứt gãy. Lực lượng y tế cả nước đã dồn lực tập trung về Bắc Giang hỗ trợ dập dịch, khôi phục sản xuất; các khu công nghiệp cho công nhân ăn ngủ, làm việc ngay trong nhà máy; có đội hỗ trợ phản ứng nhanh, bác sỹ luôn túc trực…. Các biện pháp mạnh mẽ được triển khai sẽ giúp hạn chế tối đa tác động của đại dịch, góp phần khôi phục sản xuất cũng như nâng cao uy tín Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc gia nhập được chuỗi cung ứng đã khó, song duy trì được còn khó hơn nhiều. Trên thực tế, nếu xảy ra vấn đề đứt gãy chuỗi sản xuất không chỉ ảnh hưởng đến đơn hàng giao chậm, chuyện lớn hơn là nếu không khôi phục sản xuất kịp thời, ổn định, dần dần DN FDI có thể tính tới chuyện “bỏ chạy” khỏi Việt Nam như tình trạng đã xảy ra ở Trung Quốc, Ấn Độ. Bởi vậy, hiện nay việc khôi phục sản xuất cũng phải tiến hành rất thận trọng, tránh vì khôi phục mà có thể để dịch lại ảnh hưởng trở lại, khi đó sản xuất còn bị ảnh hưởng lớn hơn nhiều. Uyển Như (ghi) |
- Ban đầu, các DN được 35 Tổ công tác kiểm tra về nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 của tỉnh Bắc Giang xem xét cho đi vào hoạt động trở lại nếu đáp ứng điều kiện theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19, được kết luận là nguy cơ trung bình trở xuống hoặc nguy cơ thấp, rất thấp. Những DN nguy cơ cao, nguy cơ rất cao chưa được xem xét. Tuy nhiên, 60 DN được phép quay trở lại hoạt động hiện nay còn đáp ứng các điều kiện cao hơn.
Trên thực tế, ngày 25/5/2021, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Kế hoạch số 213/KH-UBND về việc tổ chức lại hoạt động sản xuất cho DN trong các KCN, đưa ra các yêu cầu cao hơn yêu cầu chung để chuẩn bị điều kiện và kiểm tra đưa các DN quay trở lại sản xuất. Trong đó, quy định rõ đến các điều kiện tiêu chuẩn xe đưa xe đón công nhân quay trở lại làm việc, điều kiện về xét nghiệm…
Chương trình xem xét các DN đủ điều kiện là DN an toàn để có thể quay trở lại sản xuất được triển khai đến tất cả các DN trong 4 KCN của tỉnh Bắc Giang. DN nào nộp hồ sơ cơ bản được thẩm định trong vòng 2 ngày. Thông thường, DN nộp hồ sơ ngày hôm trước, cách một ngày sẽ được thẩm định. Ngay trong ngày thẩm định, DN sẽ nhận được câu trả lời luôn là có được hay không được phép hoạt động trở lại.
Đáng chú ý, sau khi DN đi vào hoạt động trở lại, 35 Tổ công tác của tỉnh sẽ tiến hành kiểm tra theo đúng quy định nêu tại Kế hoạch số 213/KH-UBND. Ví dụ, tháng đầu tiên, DN sẽ được kiểm tra mỗi tuần 1 lần; tháng thứ 2 trở đi kiểm tra 2 tuần một lần. 35 Tổ công tác sẽ được duy trì hoạt động một thời gian dài nữa tuỳ theo tình hình dịch bệnh.
Các DN đã và đang phối hợp với cơ quản quản lý địa phương như thế nào trong việc bố trí cho người lao động quay trở lại làm việc vừa đảm bảo hồi sinh sản xuất, vừa an toàn phòng dịch, thưa ông?
- Trong Kế hoạch số 213/KH-UBND, Bắc Giang đã yêu cầu trong giai đoạn hiện nay, tất cả DN quay trở lại hoạt động sản xuất đều phải bố trí nơi ăn chốn ở, đảm bảo về công tác phòng chống dịch cho người lao động ở tại công ty, không ra khỏi công ty, không ra khỏi KCN.
Hiện nay, các DN trong KCN một số DN có ký túc xá. Thời gian vừa qua diễn ra dịch bệnh, công nhân vẫn ở trong ký túc xá. Các DN này chủ yếu là của Tập đoàn Hồng Hải, sau khi được hoạt động trở lại DN có thể vào sản xuất được sớm nhất.
Các DN khác khi được quay trở lại hoạt động, tỉnh đã thành lập ra Tổ hỗ trợ các DN đón công nhân quay trở lại KCN làm việc một cách an toàn nhất trong điều kiện phòng chống dịch bệnh hiện nay. Đây là những công nhân được xác nhận an toàn của chính quyền địa phương sau khi tầm soát dịch bệnh. Người lao động trước khi quay trở lại KCN đều được xét nghiệm âm tính với dịch Covid-19 và tầm soát, có xác nhận của chính quyền cấp huyện để đảm bảo an toàn.
Một mặt nữa, tỉnh Bắc Giang cũng đã triển khai ưu tiên tiêm vắc xin cho công nhân, nhất là công nhân KCN, hiện nay, cơ bản đã tiêm xong. Thời gian tới, việc đưa người lao động trở lại làm việc sẽ được quản lý chặt chẽ để đảm bảo an toàn.
Một số DN liên quan đến một số chuỗi, ví dụ như chuỗi của Tập đoàn Hồng Hải, Toyota, Honda… cơ bản tỉnh Bắc Giang đã giải quyết được những khâu quan trọng nhất và những chuỗi đó cơ bản không bị đứt gãy.
Ngoài 60 DN đã được phép quay trở lại hoạt động, xin ông cho biết thêm về tình hình các DN khác đăng ký xem xét được quay trở lại hoạt động?
- Lượng DN đăng ký thẩm định xem xét để được quay trở lại làm việc ngày nào cũng tăng thêm, lượng công nhận quay trở lại làm việc cũng ngày một nhiều hơn. Tình hình các DN quay trở lại hoạt động và công nhân quay trở lại làm việc sẽ tiến triển tốt theo từng ngày.
Hàng loạt công nhân quay trở lại làm việc, thời gian tới các DN đều có kế hoạch sản xuất cụ thể để tăng cường, bù đắp cho thời gian thiếu hụt vừa qua; đảm bảo yên tâm không đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng, nhất là các chuỗi cung ứng cho các tập đoàn lớn. Với đà này, tin rằng sản xuất công nghiệp của tỉnh Bắc Giang cũng sẽ phục hồi tương đối nhanh.
Dù tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát tương đối tốt, song hiện nay Bắc Giang vẫn là địa phương tâm điểm của dịch Covid-19. Theo ông điều này có gây cản trở, khó khăn cho việc thu hút người lao động quay trở lại làm việc tại các KCN?
- Có khá nhiều khó khăn trong vấn đề đón người lao động quay trở lại làm việc. Thứ nhất là tâm lý người lao động, trong điều kiện dịch hiện nay bản thân nhiều người lao động cũng chưa muốn quay trở lại. Ngoài việc tỉnh lập ra 1 Tổ hỗ trợ đón người lao động quay trở lại làm việc, các DN cũng đưa ra thêm một số chính sách ăn ở, hỗ trợ… Cùng với đó, Chính phủ và tỉnh ưu tiên cho công nhân các KCN tiêm vắc xin trước. Đó là những giải pháp để người lao động có thể yên tâm quay trở lại làm việc.
Khó khăn lớn nhất hiện nay là rất nhiều người lao động của các KCN đang ở trong những vùng cách ly, phong toả và chưa đủ điều kiện để đi làm. Số lượng công nhân trong diện này còn khoảng vài chục nghìn người, tập trung chủ yếu tại huyện Việt Yên và huyện Yên Dũng. Chủ trương của tỉnh là toàn bộ đối tượng này đều được hỗ trợ ăn theo quy định. Mỗi ngày, tỉnh đều phải chi ra khá nhiều kinh phí và dự kiến tình trạng này còn kéo dài nên cũng gây ra khó khăn nhất định.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Vận tải xanh và Logistics xanh mang lại lợi ích kinh tế toàn diện
10:25 | 21/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đổi mới sáng tạo nâng tầm thương hiệu cho doanh nghiệp Việt
17:02 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sớm khởi công nhà máy lớn, cụ thể hoá chuỗi sản xuất toàn cầu tại HANSSIP
17:01 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics