Đảm bảo cân đối giữa xuất khẩu gạo và an ninh lương thực
Biểu đồ: T.Bình |
Doanh nghiệp bị động
Theo Tổng cục Hải quan, quá trình thực hiện Quyết định 1106/QĐ-BCT của Bộ Công Thương, doanh nghiệp không chủ động được phương án kinh doanh.
Thống kê của cơ quan Hải quan cho thấy, năm 2019 có 257 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo, với tổng lượng hơn 6,37 triệu tấn, kim ngạch hơn 2,8 tỷ USD.
Mặt khác, theo báo cáo của Bộ Công Thương, đến ngày 27/3/2020, tổng lượng gạo các doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã ký hợp đồng nhưng chưa giao hàng là 1,574 triệu tấn (các doanh nghiệp ngoài Hiệp hội là 910 tấn), trong đó phải giao từ nay đến 31/5/2020 là 1,385 triệu tấn.
Như vậy, có thể thấy trong giai đoạn trước mắt và lâu dài, nhu cầu xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn, với 257 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu (năm 2019), trong khi tổng lượng được xuất khẩu trong tháng 4/2020 theo quyết định của Bộ Công Thương chỉ là 400.000 tấn, điều này dẫn đến nhiều doanh nghiệp không thể đăng ký tờ khai xuất khẩu được.
Chính vì vậy, nếu quy định nguyên tắc quản lý hạn ngạch như hiện nay (nhất là hạn ngạch cấp theo tháng và doanh nghiệp nào đăng ký tờ khai trước thì được xuất khẩu trước đến khi hết hạn ngạch) dẫn đến doanh nghiệp bị động trong việc quyết định phương án kinh doanh, gặp nhiều rủi ro khi xuất khẩu, không dám ký trước hợp đồng với đối tác khi chưa chắc có được đăng ký để xuất khẩu, trường hợp ký hợp đồng có thể bị phạt vì không giao hàng đúng hợp đồng và có thể chịu các chi phí khác…
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng chịu các thiệt hại do không tận dụng được cơ hội kinh doanh, trong bối cảnh giá gạo xuất khẩu trên thế giới đang tăng cao do nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt của các nước đang chịu ảnh hưởng của dịch bệnh.
Những rủi ro trên đây cùng với việc không đăng ký được tờ khai xuất khẩu cũng gây ra bức xúc cho doanh nghiệp thời gian gần đây.
Doanh nghiệp “bùng” bán gạo cho dự trữ nhưng sẵn sàng xuất khẩu
Một bất cập khác trong vấn đề điều hành xuất khẩu gạo và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia chính là việc có không ít doanh nghiệp đã trúng thầu dự trữ gạo quốc gia nhưng không ký hợp đồng mà quay sang đăng ký tờ khai xuất khẩu.
Tại công văn số 2412/BCT-XNK ngày 6/4/2020 của Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng, có kiến nghị: Ủy ban quản lý vốn nhà nước phối hợp với Bộ Tài chính để đôn đốc, chỉ đạo Tổng Công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1) và các công ty thành viên ưu tiên ký ngay hợp đồng đối với số lượng đã trúng thầu tại các Cục Dữ trữ nhà nước khu vực theo kết quả đấu thầu.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính dù đã đấu thầu được 178.000 tấn (trong kế hoạch dự trữ 190.000 tấn gạo năm 2020), nhưng hiện có tới 26 doanh nghiệp được phê duyệt kết quả trúng thầu và thông báo trúng thầu từ chối ký hợp đồng hoặc không đến ký hợp đồng, với số lượng lên đến 170.300 tấn và chỉ có 7.700 tấn đã được ký hợp đồng.
Như vậy, tổng lượng gạo mà các doanh nghiệp đã “bùng” không cung cấp cho dự trữ quốc gia lên đến 96% tổng lượng gạo trúng thầu.
Đáng chú ý, có 4 trong số các doanh nghiệp trúng thầu cung cấp gạo cho dự trữ quốc gia nhưng đã “bùng” và quay sang đăng ký tờ khai xuất khẩu gạo theo hạn ngạch trong tháng 4.
Đó là: Tổng Công ty Lương thực miền Bắc, mở tờ khai đăng ký xuất khẩu gần 7.200 tấn;
Công ty TNHH Phát Tài, mở tờ khai đăng ký xuất khẩu 13.630 tấn;
Công ty CP Mỹ Tường, mở tờ khai đăng ký xuất khẩu 10.650 tấn;
Công ty CP XNK Thuận Minh, mở tờ khai đăng ký xuất khẩu 8.630 tấn.
Tại công văn số 4355/BTC-QLG ngày 10/4/2020 gửi Bộ Công Thương, Bộ Tài chính đã dự báo những bất cập nêu trên khi thực hiện về xuất khẩu gạo theo hạn ngạch (theo Quyết định 1106 sau này-PV).
Dự trữ gạo quốc gia: Còn thiếu 182.300 tấn
Về việc mua 190.000 tấn gạo dự trữ quốc gia (DTQG) năm 2020, ngày 12/02/2020, Tổng cục Dự trữ nhà nước ban hành Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua gạo DTQG năm 2020 với các nội dung: Hình thức mua thông qua đấu thầu rộng rãi trong nước.
Tiêu chuẩn chất lượng: Gạo hạt dài, loại 15% tấm, được xay xát từ thóc thu hoạch Vụ Đông xuân Nam bộ năm 2020, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng theo quy định tại Thông tư số 78/2019/TT-BTC ngày 12/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với gạo DTQG.
Giá mua theo mức giá tối đa được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.
Mở thầu ngày 12/3/2020, thời hạn nhập gạo xong trước ngày 15/6/2020.
Kết quả thực hiện đến ngày 16/4/2020, trong tổng số 190.000 tấn gạo tổ chức đấu thầu mới ký hợp đồng 7.700 tấn (đã nhập kho 3.280 tấn).
Còn lại 182.300 tấn không ký được hợp đồng và phải tổ chức đấu thầu lại (bao gồm 12.000 tấn không trúng thầu và 170.300 tấn nhà thầu trúng thầu nhưng từ chối ký hợp đồng).
Đối với số lượng gạo nhà thầu từ chối ký hợp đồng, các Cục DTNN khu vực đang thực hiện các thủ tục thu bảo đảm dự thầu của nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu để nộp Ngân sách Nhà nước.
Để bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch mua gạo DTQG năm 2020, ngày 16/4/2020, Tổng cục Dự trữ nhà nước đã ban hành Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu để tổ chức đấu thầu lại 182.300 tấn gạo theo hình thức đấu thầu rộng rãi, thời điểm mở thầu ngày 12/5/2020, thời hạn nhập gạo xong trước ngày 30/6/2020.
Tin liên quan
Nhập khẩu gạo của Philippines có thể đạt kỷ lục mới
08:56 | 14/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nguyên nhân nào làm CPI 9 tháng tăng?
15:01 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xuất cấp hơn 37 nghìn tấn gạo hỗ trợ học sinh khó khăn học kỳ I
15:23 | 12/09/2024 Tài chính
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
20:33 | 22/11/2024 Hải quan
Giá trị lịch sử- văn hóa của tòa nhà được xếp hạng di tích của Hải quan TPHCM
16:08 | 22/11/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Bình: Tăng thu ngân sách nhờ thu hút doanh nghiệp
08:20 | 22/11/2024 Hải quan
Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan
20:06 | 21/11/2024 Hải quan
Thành lập Ban Chỉ đạo cải cách, hiện đại hóa hải quan
16:28 | 21/11/2024 Hiện đại hóa hải quan
Lào Cai hướng tới trung tâm logistics cửa khẩu hàng đầu cả nước
14:41 | 21/11/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
Hải quan phía Nam đóng góp nhiều nội dung thực tiễn về thủ tục giám sát, kiểm soát hải quan
14:28 | 21/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Tân Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu Vũ Quang Toàn
14:12 | 21/11/2024 Infographics
Bổ nhiệm lãnh đạo Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan và Cục Điều tra chống buôn lậu
14:08 | 21/11/2024 Hải quan
Trụ sở Cục Hải quan TPHCM được xếp hạng di tích cấp Thành phố
10:21 | 21/11/2024 Hải quan
Thông quan lô tổ yến đầu tiên xuất khẩu qua cầu Bắc Luân II
13:36 | 20/11/2024 Hải quan
Phó Tổng cục trưởng Đinh Ngọc Thắng chúc mừng trường Hải quan Việt Nam nhân dịp 20/11
16:15 | 19/11/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics