Đại dự án nguồn điện mịt mờ ngày về đích
Nhiệt điện Long Phú I là một trong những dự án nguồn điện điển hình chậm tiến độ nhiều năm và chưa hẹn ngày về đích. Ảnh: Nguyễn Thanh. |
Chậm tiến độ 2-3 năm
Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, tổng công suất các nguồn điện dự kiến đưa vào vận hành trong giai đoạn 2016-2020 trên toàn hệ thống là 21.650 MW. Hiện nay, các dự án nguồn điện được thực hiện theo 3 hình thức đầu tư gồm: Các dự án do tập đoàn nhà nước gồm Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) là chủ đầu tư; các dự án đầu tư theo hình thức Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao (BOT); các dự án đầu tư theo hình thức dự án điện độc lập (IPP). Đáng chú ý hiện nay, tình hình tiến độ thực hiện 62 dự án có công suất lớn trên 200 MW có 15 dự án đạt tiến độ, còn lại 47 dự án chậm tiến độ hoặc chưa xác định tiến độ so với tiến độ nêu trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh.
Nhắc tới chậm tiến độ, điển hình phải kể tới các dự án do PVN làm chủ đầu tư. Báo cáo ngay đầu tháng 4/2020 về tình hình thực hiện các dự án trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh của Ban chỉ đạo Quốc gia về phát triển điện lực nêu rõ: PVN được giao làm chủ đầu tư 8 dự án trọng điểm với tổng công suất 11.400 MW. Đến nay, cả 8 dự án đều gặp khó khăn, vướng mắc và không thể hoàn thành theo tiến độ trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh, trong đó 2 dự án đã giao chủ đầu tư khác. Trong số 8 dự án này, 3 dự án đang thi công xây dựng (Nhiệt điện Thái Bình II, Nhiệt điện Long Phú I, Nhiệt điện Sông Hậu I) đều ghi nhận chậm tiến độ đã 2-3 năm.
Tốn giấy mực của báo giới suốt thời gian qua là trường hợp của Nhiệt điện Thái Bình II. Dự án này có tiến độ cấp chứng chỉ nghiệm thu tạm thời (PAC) tổ máy 1 vào tháng 12/2020 và tổ máy 2 vào quý I/2021. Tính đến hết tháng 3/2020, tiến độ tổng thể dự án đạt 84,88%, hiện nay đang tập trung thực hiện mua sắm vật tư, nhiên liệu, thiết bị, tập trung nhân lực phục vụ chạy thử và hoàn thiện công tác xây dựng nhà máy… Dự án đang chờ chấp thuận của cấp thẩm quyền về chủ trương cho phép PVN được tiếp tục dùng nguồn vốn chủ sở hữu giải ngân để hoàn thành dự án.
Về nguyên nhân chính dẫn đến dự án có nguy cơ tiếp tục bị chậm tiến độ, Ban chỉ đạo Quốc gia về phát triển điện lực phân tích, ở góc độ cơ chế, gần 2 năm nay, PVN đã gửi nhiều văn bản kiến nghị các bộ, ban ngành, Trung ương tháo gỡ cơ chế cho dự án nhưng đến nay Ủy ban Quản lý vốn/Chính phủ vẫn chưa có quyết sách cuối cùng để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, đặc biệt là kiến nghị về việc sử dụng vốn chủ sở hữu vượt tỷ lệ cơ cấu nguồn vốn dự án. Dự án được thu xếp vốn theo phương án cơ cấu 30/70 (vốn chủ sở hữu/vốn vay). Việc giải ngân vốn vay nước ngoài còn lại và tìm kiếm nguồn vay tiếp gần như là không thể. Đến nay, PVN chưa đủ cơ sở pháp lý cấp vốn để giải ngân, thanh toán cho các công việc thực hiện từ năm 2019.
Nhắc tới chậm tiến độ, sẽ là thiếu sót nếu bỏ qua các dự án đầu tư theo hình thức IPP. Hiện có 7 dự án có công suất trên 100 MW được đầu tư xây dựng theo hình thức IPP với tổng công suất gần 2.000 MW. Theo đánh giá, các dự án này đều chậm tiến độ, trong đó dự án thủy điện Mỹ Lý, Nậm Mô khó xác định được thời gian hoàn thành do phải chờ Chính phủ Lào ký Hiệp định liên Chính phủ. Các dự án chậm do thiếu nguồn vốn vay gồm: Nhiệt điện Công Thanh 600 MW, An Khánh Bắc Giang 650 MW…
Cần cơ chế đặc thù
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng đánh giá, đặc điểm các dự án năng lượng là đều có quy mô lớn, hầu hết các dự án nhiệt điện đều có tổng mức đầu tư trên 2 tỷ USD, thời gian thi công tương đối dài với cả nghìn hạng mục phức tạp. Do vậy, chủ đầu tư không tìm được nhà thầu có năng lực dẫn tới rất dễ xảy ra việc kéo dài nhiều năm. Ngoài ra, việc thay đổi chính sách trong bảo lãnh các dự án, ngay cả đối với một tập đoàn có tài chính mạnh như PVN mà không có bảo lãnh của Chính phủ cũng sẽ gặp khó khăn trong vấn đề về vốn. Trước kia khi có bảo lãnh của Chính phủ chỉ một năm là thu xếp được vốn, hiện nay không có nữa thì chắc chắn sẽ lâu hơn.
Ban chỉ đạo Quốc gia về phát triển điện lực phân tích thêm, thời gian gần đây dịch Covid-19 cũng tác động tới tiến độ các dự án đầu tư. Cụ thể, các dự án đang trong giai đoạn thi công và đang thực hiện công tác bào trì, chuẩn bị nghiệm thu chuyển giai đoạn bị ảnh hưởng liên quan đến lao động nước ngoài và một số hợp đồng cung cấp vật tư thiết bị (đặc biệt các hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc). Đối với các dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư thì công tác thẩm tra phê duyệt bị ảnh hưởng do việc hạn chế đi lại, tổ chức cuộc họp về thẩm tra, thẩm định các dự án (Thủy điện Trị An mở rộng, Nhiệt điện Quảng Trạch II, Ô Môn III, VI; Dung Quất I, III…).
Trước thực tế khó khăn nêu trên, Ban chỉ đạo Quốc gia về phát triển điện lực kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm ban hành cơ chế chính sách đặc thù các dự án điện cấp bách; đồng thời xem xét việc tiếp tục bảo lãnh cho các chủ đầu tư vay vốn cho các dự án điện quan trọng, cấp bách phù hợp với quy định của pháp luật; xem xét việc tiếp tục cho phép sử dụng vốn ODA vào đầu tư các dự án điện, đặc biệt là các dự án truyền tải cấp bách…
Ngoài ra, đề nghị Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tiếp tục đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án do EVN, PVN, TKV làm chủ đầu tư; chủ động tháo gỡ vướng mắc, tồn tại tại các dự án Thái Bình II, Long Phú I, Quỳnh Lập I, Na Dương II… theo thẩm quyền nhằm đảm bảo tiến độ các dự án, đảm bảo cung cấp điện cho phát triển kinh tế, xã hội.
Theo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương): Để đáp ứng nhu cầu điện với tốc độ tăng trưởng bình quân 8,6%/năm theo phương án cơ sở trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh (sản lượng điện sản xuất cần bổ sung bình quân 26,5 tỷ kWh/năm), mỗi năm công suất nguồn điện cần bổ sung tối thiểu 4.500-5.000 MW nguồn nhiệt điện hoặc từ 14.000-16.000 MW nếu sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (do hệ số công suất sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo thấp, chỉ từ 1.500-2.000h/năm). Năm 2020 về cơ bản, nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội được đáp ứng. Tuy nhiên, việc cung ứng điện tiếp tục tiềm ẩn một số rủi ro, có thể đối mặt với nguy cơ thiếu điện trong các tình huống cực đoan như: Nhu cầu phụ tải cao hơn dự báo, lưu lượng nước về các hồ thủy điện kém, tiếp tục xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn nhiên liệu than, khí cho sản xuất điện... Giai đoạn sau đó 2021-2025, toàn hệ thống sẽ thiếu điện (mặc dù đã phải huy động tối đa các nguồn điện, kể cả các nguồn điện chạy dầu). Cụ thể, sản lượng thiếu hụt năm 2021 khoảng 6,6 tỷ kWh; đến năm 2022 tăng lên khoảng 11,8 tỷ kWh; năm 2023 có thể lên đến 15 tỷ kWh (tương ứng ~5% nhu cầu). Các năm 2024-2025, thiếu hụt giảm dần sau khi bổ sung nguồn điện từ các cụm Nhiệt điện khí lô B, Cá Voi xanh. |
Tin liên quan
Hải quan Hòn Gai về đích sớm nhiều chỉ tiêu năm 2024
09:15 | 06/11/2024 Hải quan
Hải quan Nghệ An: Thu ngân sách vượt thách thức sớm về đích
14:15 | 05/11/2024 Hải quan
Hải quan Cao Bằng: Thu ngân sách về đích sớm
09:28 | 17/09/2024 Hải quan
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
19:57 | 23/12/2024 Kinh tế
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
19:19 | 23/12/2024 Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics