Đại biểu Quốc hội lo ngại về lãng phí niềm tin, chậm trễ trong phân bổ vốn đầu tư công
Chuyển biến tích cực về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí | |
Quốc hội đề xuất công khai tổ chức, cá nhân có hành vi lãng phí | |
Cả nước tiết kiệm được gần 54.000 tỷ đồng |
Đại biểu Đào Hồng Vận (đoàn Hưng Yên) đặt ra lo ngại về lãng phí niềm tin nguy hiểm hơn lãng phí vật chất, tiền bạc. Ảnh: Quochoi.vn |
Còn lãng phí trong đầu tư, phân bổ vốn
Theo đó, các đại biểu Quốc hội đều cơ bản nhất trí với báo cáo cáo kết quả thực hành thiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ, với việc đã khái quát, toàn diện các nội dung về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cũng như phân tích, đánh giá từng phần, từng nhóm, lĩnh vực và hoạt động, thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại, hạn chế và những chỉ tiêu chưa hoàn thành.
Ngoài ra, các đại biểu Quốc hội cũng đánh giá cao sự chủ động, quyết tâm của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương để thực hiện hiệu quả công tác này. Hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh, cùng với đó là hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, chế độ, định mức là thước đo và là cơ sở quan trọng nhất để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Nhưng bên cạnh đó, các đại biểu Quốc hội đã chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đại biểu Đào Hồng Vận (đoàn Hưng Yên) bày tỏ lo ngại về khó khăn, chậm trễ trong việc triển khai đầu tư dự án. Nhiều dự án đã hoàn thành đầu tư nhưng không thể đưa vào hoạt động sản xuất, kinh doanh được, dẫn đến gây thiệt hại lớn cho người dân và doanh nghiệp, gây lãng phí cho xã hội, ít nhiều làm giảm niềm tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Đại biểu nhấn mạnh, vấn đề ở đây không chỉ là lãng phí mang tính vật chất và tiền bạc mà nguy hiểm hơn là "lãng phí về niềm tin", ví dụ như các dự án điện tái tạo và một số dự án khác.
Bên cạnh đó, các đại biểu Quốc hội còn chỉ rõ những lãng phí như chậm giải quyết xử lý trong 12 dự án yếu kém ngành Công Thương, trong khi doanh nghiệp đang thiếu tiền, nhiều dự án đầu tư công thiếu vốn.
Đại biểu Điểu Huỳnh Sang (đoàn Bình Phước) cũng nêu rõ, tình trạng lãng phí vẫn còn diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau, nhất trong đầu tư công, phân bổ giải ngân, thanh quyết toán vốn của chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia; trong quản lý ngân sách, mua sắm, quản lý đất đai, tài sản công. Nhiều thủ tục hành chính còn gây phiền hà, cản trở người dân, doanh nghiệp và ít nhiều cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.
Qua hoạt động giám sát và tiếp xúc cử tri, đại biểu Điểu Huỳnh Sang cho biết, tình trạng lãng phí đất đai rất lớn, khi tình trạng bỏ hoang hóa đất nông nghiệp diễn ra ở nhiều địa phương. Trong khi nhu cầu tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao là rất lớn, song còn nhiều khó khăn, vướng mắc do thiếu cơ sở pháp lý. Cùng với đó là lãng phí trong quản lý đất đai, tài sản của các dự án do chậm thi hành án, nhưng chưa có giải pháp khắc phục dứt điểm.
Cùng với vấn đề trên, đại biểu Nguyễn Văn Thân (đoàn Thái Bình) bày tỏ lo ngại về lãng phí nguồn nhân lực. Đại biểu đề nghị đối với cán bộ công chức, viên chức cần quan tâm đến cơ chế tăng lương và nên coi tăng lương là đầu tư vào con người, không thể để có tư tưởng trả lương như nào thì làm việc như thế. Nếu không có mức lương phù hợp thì cán bộ sẽ ra ngoài làm, mất đi nguồn lực.
Đại biểu Nguyễn Văn Thân cũng nêu, trong bối cảnh ngân hàng không thể cho vay tín chấp, nhưng thực tế có rất nhiều các quỹ như quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, quỹ phát triển khoa học công nghệ… và nhiều quỹ tài chính ngoài ngân sách khác cũng không phát huy được tác dụng. Do đó, đại biểu đề nghị xem lại cơ chế về bảo lãnh tín dụng.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo giải trình, làm rõ một số vấn đề các đại biểu Quốc hội quan tâm. Ảnh: Quochoi.vn |
Phân bổ ngân sách cần linh hoạt, chủ động hơn
Giải trình trước Quốc hội liên quan đến thúc đẩy giải ngân đầu tư công, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho hay, tất cả vấn đề phân cấp, phân quyền của đầu tư công đã triệt để, giao hết tất cả các quyền cho các bộ, ngành và địa phương. Vì thế, Chính phủ đã nhận diện những tồn tại, hạn chế trong quá trình giải ngân vốn đầu tư công. Trong đó, chất lượng chuẩn bị dự án chưa tốt, giải phóng mặt bằng chậm, thời gian điều chỉnh dự án lâu, điều chỉnh nhiều lần; năng lực của Ban quản lý dự án, năng lực nhà thầu cũng như trách nhiệm và sự vào cuộc của người đứng đầu còn hạn chế.
Để đẩy nhanh vấn đề này, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, cần phải rà soát lại quy định pháp luật đẩy mạnh hoạt động của các tổ công tác; đẩy nhanh tiến độ công việc liên quan đến kiểm đếm, giải phóng mặt bằng; kịp thời rà soát, điều chuyển vốn dự án triển khai chậm sang dự án triển khai nhanh; điều chuyển cán bộ có tâm lý né tránh, đùn đẩy trách nhiệm…
Cũng liên quan đến đầu tư công, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, sắp tới đây cần phải tư duy lại, thiết kế lại Luật Đầu tư công, nếu không thì năm nào cũng đưa ra về giải ngân đầu tư công chậm. Bởi, hiện khâu chuẩn bị đầu tư quá lâu từ khi có chủ trương đến phê duyệt dự án, thỏa thuận, dự toán, lập hồ sơ mời thầu, giải phóng mặt bằng… rất lâu, nhưng phần thi công xây lắp, quyết toán nhanh, nên cần Quốc hội ủng hộ sửa đổi chính sách để giải ngân đầu tư công không phải năm nào cũng đưa ra Quốc hội bàn. Ngoài ra, theo Bộ trưởng, việc phân bổ ngân sách cần linh hoạt hơn, chủ động hơn.
Về mua sắm công, mua sắm tập trung, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, vấn đề này chưa được rạch ròi, còn vướng về cơ chế chính sách. Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh đến công tác hoàn thiện pháp luật, tổng hợp hết khó khăn của doanh nghiệp để hóa giải nút thắt, tạo ra sự phát triển kinh tế.
Chia sẻ thêm về ý kiến của đại biểu Quốc hội về lãng phí nguồn lực trong đầu tư các dự án năng lượng tái tạo trong khi vẫn phải nhập khẩu điện, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, điện gió, điện mặt trời phát triển khá nhanh ở nước ta trong thời gian gần đây, do cơ chế, chính sách khuyến khích của nhà nước khá hấp dẫn. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng thẳng thắn nhìn nhận về những lãng phí nếu hàng chục dự án điện mặt trời và điện gió được đầu tư mà chưa được khai thác, sử dụng.
Do đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng cần phải có chủ trương của cấp có thẩm quyền và nỗ lực của các chủ đầu tư vào cuộc đồng bộ thì mới tháo gỡ được những vướng mắc hiện nay, tránh lãng phí nguồn lực, tránh gây bức xúc cho xã hội, bảo đảm hài hòa lợi ích. Về nhập khẩu điện, theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, đây không chỉ là quan hệ kinh tế mà còn là quan hệ chính trị, ngoại giao; tỷ lệ nhập khẩu điện còn rất nhỏ, mới chỉ có 572 MW, bằng 0,73% công suất đặt hệ thống năm 2022, và chỉ dành cho các khu vực biên giới.
Tin liên quan
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
KBNN đảm bảo thu - chi ngân sách kịp thời, điều hành ngân quỹ tập trung
20:30 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
08:00 | 19/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
08:36 | 23/12/2024 Tài chính
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
10:50 | 22/12/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu KBNN khẩn trương sắp xếp, đảm bảo bộ máy mới hoạt động ngay
20:22 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Nhiều nỗ lực để bình ổn giá trong cao điểm lễ, tết 2025
07:51 | 20/12/2024 Tài chính
Chính thức kích hoạt Cổng thông tin dành cho hộ cá nhân kinh doanh thương mại điện tử
21:23 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế cần hướng tới tinh giản bộ máy theo mô hình quốc tế đảm bảo hiệu lực, hiệu quả
21:19 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế về đích thu ngân sách với tổng số thu ước đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng
16:27 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững
21:18 | 18/12/2024 Chứng khoán
Tổng kiểm kê tài sản công giúp quản lý, sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực của đất nước
21:13 | 18/12/2024 Tài chính
Thị trường vốn sẽ chuyển biến tích cực
10:00 | 17/12/2024 Tài chính
Đảm bảo hiệu quả và minh bạch trong quản lý, xử lý nhà đất tại doanh nghiệp nhà nước
08:24 | 16/12/2024 Tài chính
Giải đáp nhiều kiến nghị của doanh nghiệp tại hội nghị đối thoại về chính sách thuế - hải quan
09:19 | 15/12/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics