Đại biểu Quốc hội: Giải quyết “nút thắt” giúp doanh nghiệp vực dậy hậu Covid-19
Quốc hội thảo luận về phát triển kinh tế-xã hội, chất vấn 4 Bộ trưởng | |
Tuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV |
Toàn cảnh thảo luận tại hội trường Quốc hội ngày 8/11/2021. Ảnh: quochoi.vn |
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV, phát biểu thảo luận tại hội trường Quốc hội hôm nay 8/11/2021, đại biểu Nguyễn Như So (Bắc Ninh) đánh giá, chưa bao giờ cộng đồng doanh nghiệp phải đối mặt với khó khăn như hiện nay.
Để giúp doanh nghiệp thoát khỏi khó khăn, đại biểu Nguyễn Như So đề nghị chính sách tiền tệ, tài khóa cần tập trung giải quyết 2 vấn đề trọng tâm. Thứ nhất là cần khẩn trương giải ngân các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp đã ban hành trong thời gian qua. Đây được ví như nguồn oxy cho doanh nghiệp đang “hấp hối” trong đại dịch.
Tuy nhiên nhiều chính sách chưa bao quát hết các nhóm đối tượng. Việc tiếp cận các gói chính sách hỗ trợ còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hưởng thụ còn hạn chế.
“Do vậy vấn đề đặt ra là quan điểm của các nhà làm chính sách phải thực sự muốn hỗ trợ, khuyến khích, từ đó có cách tiếp cận cởi mở và thân thiện hơn; tối giản, rút gọn các thủ tục rườm rà, linh động xét duyệt cho đối tượng”, ông Nguyễn Như So nói.
Điểm thứ hai được vị đại biểu tỉnh Bắc Ninh đề cập tới là nhanh chóng ban hành các gói hỗ trợ tiếp theo, tạo cú huých giúp cho các doanh nghiệp tận dụng quãng thời gian còn lại của năm 2021 để tăng tốc hoàn thành kế hoạch.
Trên thế giới để vượt qua đại dịch Covid-19, hầu hết các quốc gia đều phải can thiệp mạnh vào nền kinh tế bằng các gói hỗ trợ. Dịch bệnh còn diễn biến khó lường, doanh nghiệp cần những chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn.
“Chúng ta còn nhiều dư địa để tiếp tục nghiên cứu, tung ra các gói kích thích đủ lớn, có hiệu ứng lan tỏa sâu rộng để thúc đẩy phục hồi kinh tế mà vẫn đảm bảo kiểm soát được chỉ tiêu vĩ mô. Các gói hỗ trợ cần lựa chọn đúng, trúng các đối tượng ngành nghề”, ông Nguyễn Như So nhấn mạnh.
Cũng dành nhiều quan tâm cho vấn đề hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai) đặc biệt nhấn mạnh: Doanh nghiệp là “linh hồn” của nền kinh tế, nhưng thực tế sự quan tâm thời gian qua vẫn còn chưa đủ. Mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm, tuy nhiên lợi nhuận của các ngân hàng thương mại vẫn còn cao, chưa hài hòa với khó khăn của doanh nghiệp và người dân.
Vai trò của ngân hàng đối với các doanh nghiệp cần phải đánh giá kỹ hơn, nhất là khi đầu vào cho hoạt động của các doanh nghiệp đang có xu hướng tăng. Cùng với đó cần có các gói kích thích kinh tế với liều lượng hợp lý, hỗ trợ trực tiếp có hiệu quả cho hệ thống doanh nghiệp.
Tương tự, đại biểu Đồng Ngọc Ba (Bình Định) phân tích, trong thời gian tới cùng với việc thực hiện tổng thể các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đề nghị Chính phủ quan tâm yêu cầu các bộ, ngành, địa phương nhận thức đúng, đầy đủ trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật cho doanh nghiệp.
Đại biểu Nguyễn Như So (Bắc Ninh) phát biểu tại phiên thảo luận |
Cho rằng việc đặt ra các điều kiện kinh doanh chính là hạn chế quyền tự do kinh doanh, đồng thời tăng chi phí tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, vị đại biểu tỉnh Bình Định bày tỏ quan điểm cần tăng cường việc ngăn chặn, xử lý nghiêm, chấn chỉnh các bộ, chính quyền địa phương trong một số trường hợp đã ban hành thủ tục, điều kiện kinh doanh trái pháp luật.
“Cần thường xuyên rà soát, đánh giá hiệu quả của các điều kiện kinh doanh để có giải pháp sửa đổi kịp thời”, đại biểu Đồng Ngọc Ba nói.
Một vấn đề thực tiễn nữa là cần có hướng dẫn cụ thể để phân biệt giữa quy chuẩn kỹ thuật với điều kiện kinh doanh, tránh việc nhầm lẫn dẫn đến việc một số bộ, ngành, địa phương ban hành trái thẩm quyền các điều kiện kinh doanh dưới dạng quy chuẩn kỹ thuật.
Đồng tình với việc đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất, một số đại biểu Quốc hội khác cho rằng, thời gian tới cần có gói hỗ trợ doanh nghiệp lớn hơn. Trong đó, cần đặc biệt quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa vì đây là đối tượng chịu tác động mạnh từ dịch bệnh.
“Đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu, có giải pháp bảo đảm tập trung nguồn lực hợp lý nhất cho việc thực hiện hiệu quả nhiệm vụ cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia”, đại biểu Đồng Ngọc Ba nói.
Tin liên quan
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Hải quan Đà Nẵng đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu
20:40 | 20/12/2024 Hải quan
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Động lực từ xuất khẩu, đầu tư, công nghệ số... cho tăng trưởng kinh tế 2025
08:25 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
Liên tiếp phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm có dấu hiệu nhập lậu
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics