Đại biểu gay gắt vì gian lận thi cử, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo nhận trách nhiệm 3 việc
Đại biểu Thái Trường Giang (Cà Mau). |
Gian lận thi cử là băng hoại nền tảng xã hội
Trong những ý kiến bức xúc về giáo dục, ý kiến của đại biểu Thái Trường Giang (Cà Mau) khá đầy đủ và bao quát.
Ông đánh giá: “Chất lượng giáo dục không thực chất và bệnh thành tích trong giáo dục không những không giảm mà có chiều hướng gia tăng. Vì những giải pháp của ngành giáo dục hiệu quả thấp, ngành giáo dục không mạnh dạn đối diện với sự thật để làm cho kết quả học tập trở nên thực chất hơn, đúng với thực trạng hơn. Thực chất có phải bệnh thành tích không khi lớp học có 43 học sinh thì có 42 học sinh giỏi và chỉ có duy nhất 1 học sinh loại khá. Còn bao nhiêu trường hợp tương tự như vậy? Theo tôi có rất nhiều. Nếu chúng ta tiến hành một cuộc khảo sát nền giáo dục bây giờ tìm được một học sinh yếu kém khó như mò kim đáy biển”.
Đại biểu đoàn Cà Mau cũng nêu thực trạng mối quan hệ của thầy trò ngày càng lỏng lẻo, đạo đức bị suy giảm. Tiêu cực trong thi cử năm 2018 là giọt nước làm tràn ly, buộc ngành giáo dục phải xem xét và đánh giá lại hiệu quả thực chất của việc nhập 2 kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học.
“Nếu như trước kia tiêu cực trong thi cử chỉ diễn ra nhỏ lẻ thì ngày nay chuyển thành gian lận có tổ chức, quy mô lớn hơn, tinh vi hơn và diễn ra ở nhiều địa phương do những người có chức, có quyền, có tiền, có thế lực trong và ngoài ngành Giáo dục thực hiện. Tôi có thể gọi hành động gian lận thi cử năm 2018 là hành vi ăn cướp, là vô liêm sỉ vì đã đánh mất cơ hội và tương lai của các cháu học thật, thi thật. Hành động gian lận thi cử đang làm băng hoại nền tảng xã hội, nền giáo dục nước nhà” – ông Giang vô cùng bức xúc.
Sẽ xử lý nghiêm minh
Được chủ tọa mời phát biểu tại phiên thảo luận sáng 31/5, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đề cập ngay đến những đánh giá của đại biểu Thái Trường Giang (Cà Mau), đặc biệt là 3 việc liên quan đến gian lận tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.
“Thứ nhất là, tổ chức xây dựng các phần mềm chấm thi trắc nghiệm vẫn còn lỗ hổng kỹ thuật để các đối tượng xấu có thể lợi dụng để làm sai lệch kết quả thi. Thứ hai là, quán triệt quy chế và tập huấn nghiệp vụ ở một số khâu (nhất là khâu chấm thi) ở một số địa phương chưa chi tiết, hiệu quả chưa cao. Thứ 3 là, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của Bộ ở một số khâu tổ chức thi tại một số địa phương chưa sâu sát” – Bộ trưởng liệt kê 3 việc mình xin chịu trách nhiệm.
Ông Nhạ cũng chỉ ra thêm một số vấn đề: Về phía các địa phương, Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh của một số địa phương chưa thực hiện đầy đủ vai trò chỉ đạo, tổ chức thi ở địa phương mình theo phân cấp, còn để xảy ra sai phạm.
Công tác lựa chọn cán bộ tham gia tổ chức thi (nhất là ở khâu chấm thi) ở một số địa phương còn chưa chặt chẽ, chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về phẩm chất và năng lực, thậm chí suy thoái biến chất, cấu kết với nhau để cắt xén hoặc vô hiệu hóa quy trình đã được quy định cụ thể để thực hiện hành vi gian lận nâng điểm thi cho thí sinh.
"Quan điểm của chúng tôi là xử lý nghiêm minh. Bộ cũng đã đề nghị các địa phương xem xét, xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức và phụ huynh có hành vi gian lận điểm thi cho con em mình, cương quyết đưa ra khỏi ngành Giáo dục địa phương những cán bộ giáo viên có sai phạm"- Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ. |
Với những vấn đề khác theo phản ánh của đại biểu liên quan đến bạo lực học đường, vi phạm đạo đức nhà giáo với tính chất và mức độ phức tạp, nghiêm trọng, gây lo lắng, bức xúc trong dư luận xã hội, ông Nhạ nói: “Cá nhân tôi cũng rất bức xúc, lo lắng và thấy rõ trách nhiệm của mình”.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục nhận trách nhiệm chính trong việc để xảy ra bạo lực học đường. Tuy nhiên, theo ông, để khắc phục tối đa tình trạng bạo lực học đường, rất cần sự quan tâm của gia đình, chăm lo của toàn xã hội, các cấp, các ngành, đoàn thể ở trung ương và địa phương, Bộ trưởng nói thêm.
Về đạo đức nhà giáo, Tư lệnh ngành Giáo dục thừa nhận có một bộ phận sa sút và khẳng định quan điểm là xử lý nghiêm minh các vụ việc vi phạm đạo đức nhà giáo.
Cuối cùng, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, ngành Giáo dục đã triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp, sau 5 năm triển khai đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
"Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành Giáo dục bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém gây bức xúc dư luận, hoài nghi về kết quả đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Sự nghiệp đổi mới giáo dục cần có thời gian mới thấy được kết quả rõ rệt. Đổi mới giáo dục lần này rất căn bản, toàn diện - chuyển từ nền giáo dục tiếp cập kiến thức sang phát triển phẩm chất năng lực. Phải thực hiện nhiều nhiệm vụ, trong đó có những nhiệm vụ rất mới nên bước đầu không tránh khỏi lúng túng và sai sót"- Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trình bày.
Trả lại cơ hội cho thí sinh đủ điểm đỗ
Ngay sau phần phát biểu nói trên, đại biểu Nguyễn Mai Bộ (An Giang) đã giơ bảng xin tranh luận để bày tỏ sự không hài lòng. Đại biểu đặt vấn đề về việc khắc phục hậu quả của vụ gian lận thi cử đã xảy ra, trách nhiệm của Bộ, của cá nhân Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ là phải khôi phục lại sự công bằng.
Đại biểu yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có giải pháp để gọi nhập học đại học, cao đẳng bù lại cho những thí sinh đủ điểm đỗ vào trường mà các em này đã đăng ký. Những học sinh này là nạn nhân, bị mất cơ hội cho những thí sính gian lận vừa qua chiếm chỗ. Cần đảm bảo quyền lợi cho những cháu học thật, thi thật mà mất cơ hội dù kết quả đủ đỗ vào trường đại học, cao đẳng đã chọn.
Đồng quan điểm, đại biểu Thái Trường Giang (Cà Mau) cũng xin tranh luận và cho rằng, thực tế việc đó chưa thể hiện được hoàn toàn như nội dung phát ngôn của người đứng đầu ngành Giáo dục.
Đại biểu Giang đề nghị Bộ trưởng xem xét, đánh giá lại việc thi 2 chung, xem xét giao quyền tuyển sinh cho các trường đại học, cao đẳng để họ tự lựa chọn sinh viên phù hợp.
Bên cạnh đó, theo đại biểu Giang, vấn đề “cốt tử” của ngành Giáo dục nhưng chưa được Bộ trưởng Nhạ đề cập là bệnh thành tích. Ông Giang nhận định, căn bệnh thành tích là trầm kha và liên quan đến bệnh thành tích trong các lĩnh vực khác của xã hội chứ không chỉ của ngành giáo dục nhưng Bộ trưởng chưa nêu rõ.
Đại biểu Cà Mau đề nghị Bộ trưởng thẳng thắn trả lời câu hỏi: “Theo Bộ trưởng, bệnh thành tích của Ngành có trầm trọng hơn không?".
Tin liên quan
Nhiều điểm mới trong dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT
10:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sách giáo khoa giả
07:40 | 27/08/2024 Người quan sát
Từng bước thí điểm thi tốt nghiệp THPT trên máy tính
08:18 | 10/05/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK