Đã hạn chế tối đa giao dịch bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước
Trụ sở KBNN vắng khách hàng do đẩy mạnh thực hiện các dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: Thùy Linh |
Chỉ còn dưới 1%
Một trong những kết quả rõ nét của việc thực hiện Kho bạc điện tử đến năm 2020 là việc lượng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) hoàn toàn vắng bóng. Theo báo cáo của KBNN, năm 2020, số thu ngân sách nhà nước bằng tiền mặt qua hệ thống KBNN chiếm 0,71% so với tổng thu qua KBNN (giảm 0,1% so với cuối năm 2019); số chi ngân sách nhà nước bằng tiền mặt qua KBNN chiếm 1,1% so với tổng chi qua KBNN (giảm 1,42% so với cuối năm 2019).
Hiện nay, KBNN đang phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các ngân hàng thương mại hướng dẫn triển khai, tiếp nhận các khoản thu phí, lệ phí giải quyết thủ tục hành chính tại trung tâm hành chính công cấp tỉnh và các bộ, ngành trung ương từ cổng thông tin của các tỉnh, thành phố (thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia), qua ngân hàng thương mại và chuyển đến KBNN để nộp trực tiếp vào ngân sách nhà nước hoặc vào tài khoản phí, lệ phí chờ nộp ngân sách nhà nước của cơ quan thu mở tại KBNN. KBNN sẽ tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Nhà nước rà soát và trình Bộ Tài chính mở rộng phạm vi địa bàn bắt buộc thanh toán cá nhân qua tài khoản tại các địa bàn chưa thuộc diện bắt buộc nhưng trên thực tế đã thực hiện thanh toán cá nhân qua tài khoản. |
Ghi nhận thực tế tại nhiều KBNN thuộc các tỉnh, thành phố trên cả nước, sau khi thực hiện các biện pháp thanh toán không dùng tiền mặt, một vài năm trở lại đây, việc giao dịch tiền mặt chủ yếu là của những cá nhân nhỏ lẻ liên quan đến những khoản thu như: nộp phạt hành chính, phạt vi phạm giao thông, lệ phí trước bạ nhà đất... Tuy nhiên, bước sang năm 2020, hầu như những khoản thu này đều đã được thực hiện qua hệ thống ngân hàng thương mại có kí kết với KBNN.
Để có kết quả này, theo ông Nguyễn Văn Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (KBNN), thời gian qua, KBNN đã thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp và các đơn vị giao dịch sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt trong thu, chi ngân sách nhà nước; kiểm soát chặt chẽ các khoản thanh toán bằng tiền mặt.
Trong công tác thu ngân sách nhà nước, KBNN đã mở rộng mạng lưới tài khoản chuyên thu, đẩy mạnh phối hợp thu và ủy nhiệm thu ngân sách nhà nước cho các ngân hàng thương mại với nhiều hình thức đa dạng (ủy nhiệm thu thuế, phí, lệ phí, thu phạt vi phạm hành chính), đặc biệt là việc ủy nhiệm thu bằng tiền mặt. KBNN cũng đã phối hợp với Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan và các ngân hàng thương mại triển khai dự án hiện đại hóa thu ngân sách nhà nước để chia sẻ dữ liệu thu và tổ chức phối hợp thu ngân sách nhà nước bằng điện tử như: chuyển khoản, Internet banking, Mobile banking, ATM hoặc qua cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan và nộp 24/7. Điều này vừa tạo thuận lợi vừa khuyến khích người nộp thuế nộp ngân sách nhà nước theo phương thức điện tử.
Đặc biệt, KBNN đã chủ trì trình Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20/1/2020 quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực KBNN. Tại Nghị định này có bổ sung quy định về việc nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo phương thức điện tử qua Cổng Dịch vụ công quốc gia và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, qua ứng dụng điện tử của các ngân hàng thương mại. Nhờ đó, vừa tiết kiệm thời gian cho người nộp, vừa tăng cường tính minh bạch trong công tác quản lý thu ngân sách nhà nước.
Ông Nguyễn Văn Quang nhận định, đây là thành quả cho những nỗ lực, quyết tâm của toàn hệ thống trong việc cải cách hành chính cũng như thực hiện theo đúng mục tiêu hướng tới thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ.
Hoàn thiện cơ sở pháp lý
Trong Chiến lược phát triển hệ thống KBNN đến năm 2030, mục tiêu chính là hướng tới hình thành Kho bạc số. Để làm được điều này, việc cắt bỏ hoàn toàn những giao dịch bằng tiền mặt là nội dung quan trọng.
Tuy nhiên, việc triển khai công tác thanh toán không dùng tiền mặt qua KBNN vẫn còn một số vướng mắc. Thực tế tại nhiều địa phương cho thấy, hiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc thanh toán cá nhân qua tài khoản của các ngân hàng thương mại hầu hết chỉ đáp ứng nhu cầu tại trung tâm các thành phố, thị xã, thị trấn mà chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng tại địa bàn các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa. Nhiều khách hàng cũng phản ánh hệ thống máy ATM đôi khi bị mất điện, lỗi kỹ thuật, tạm ngừng giao dịch… làm ảnh hưởng tới việc giao dịch với KBNN.
Trước thực tế này, trong thời gian tới, KBNN đang tập trung hoàn thiện cơ sở pháp lý. Theo đó, trong năm 2021, KBNN sẽ trình Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư số 13/2017/TT- BTC quy định quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống KBNN và Thông tư số 136/2018/TT- BTC sửa đổi Thông tư số 13 theo hướng: giảm hạn mức chi bằng tiền mặt trong 1 lần giao dịch tại KBNN của các đơn vị sử dụng ngân sách; quy định các đơn vị sử dụng ngân sách rút tiền mặt từ tài khoản mở tại ngân hàng thương mại nơi đơn vị thuận tiện giao dịch. Đồng thời, KBNN kiến nghị Ngân hàng Nhà nước đề xuất sửa Nghị định số 222/2013/NĐ- CP của Chính phủ về thanh toán bằng tiền mặt. Việc sửa nghị định này sẽ bổ sung quy định việc ấn định mức phí dịch vụ tiền mặt của KBNN.
KBNN sẽ tiếp tục mở rộng triển khai thanh toán qua thẻ tín dụng mua hàng; thực hiện kiểm soát, thanh toán tự động đối với các khoản chi mua sắm hàng hóa, dịch vụ sử dụng trước thanh toán sau (điện, nước, viễn thông…). Đồng thời, mở rộng phạm vi đối tượng bắt buộc thực hiện thanh toán cá nhân qua tài khoản đối với các đối tượng hưởng lương từ nguồn phí để lại, thu sự nghiệp của các đơn vị sự nghiệp công lập (không hưởng lương từ ngân sách nhà nước) và các cá nhân hưởng phụ cấp, trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước.
Tin liên quan
Kho bạc Nhà nước đảm bảo kiểm soát chi ngân sách đến cuối năm 2024
15:15 | 06/11/2024 Thuế - Kho bạc
Hiệu quả từ xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực Kho bạc Nhà nước
07:31 | 03/11/2024 Tài chính
Quy định rõ thực hiện thanh toán song phương tập trung của KBNN tại ngân hàng
14:16 | 24/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Sàn thương mại điện tử khai, nộp thuế thay giúp giảm đầu mối kê khai, giảm chi phí tuân thủ
07:02 | 13/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
10:55 | 08/11/2024 Thuế - Kho bạc
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
20:28 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Việt Nam cam kết thực hiện các tiêu chuẩn về minh bạch thuế quốc tế
16:11 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Sàn thương mại điện tử Temu đã đăng ký thuế tại Việt Nam
09:57 | 03/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ông Vũ Mạnh Cường được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế
14:51 | 21/10/2024 Thuế - Kho bạc
KBNN Ninh Thuận hoàn thành công tác lập Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh
14:22 | 16/10/2024 Thuế - Kho bạc
Cần phương thức quản lý thuế thúc đẩy hộ kinh doanh phát triển
20:34 | 08/10/2024 Thuế - Kho bạc
Thu nợ thuế đạt 56.092 tỷ đồng
14:27 | 08/10/2024 Thuế - Kho bạc
Sàn thương mại điện tử hoàn toàn có thể kê khai, nộp thuế thay người kinh doanh trên sàn
08:28 | 28/09/2024 Thuế - Kho bạc
Thu ngân sách 3 quý năm 2024 đạt khoảng 85% dự toán
22:34 | 27/09/2024 Thuế - Kho bạc
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics