Da giày sẽ trở thành mặt hàng xuất khẩu tỷ USD tiếp theo của Việt Nam sang Canada
Nhiều dư địa xuất khẩu sang Canada Xuất khẩu sang Canada đối diện thách thức |
Để tốc độ tăng trưởng kim ngạch vào địa bàn bền vững và để mở rộng thị phần các doanh nghiệp Việt Nam cần sớm chuyển đổi theo hướng xây dựng thương hiệu riêng. Ảnh: ST |
Đứng thứ hai về xuất khẩu da giày
Bà Trần Thu Quỳnh, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Canada cho biết, các sản phẩm da giày xuất khẩu Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này đến hết tháng 5/2023 đạt 433 triệu USD. Trong khi đó, tổng nhập khẩu trong kỳ của Canada đối với nhóm mặt hàng này là 1,14 tỷ USD, như vậy riêng Việt Nam chiếm khoảng 37% thị phần.
Hiện thị trường nhập khẩu giày dép của Canada khá tập trung, với 10 đối tác chính chiếm trên 90% thị phần. Trong 10 nước xuất khẩu lớn nhất vào thị trường Canada, đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Việt Nam là Campuchia (được hưởng GST) và Indonesia (sắp ký kết Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện CEPA với Canada). Ấn Độ và Bangladesh có thị phần không đáng kể và ngày càng giảm qua các năm. Italia, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha không sản xuất hàng cùng phân khúc với Việt Nam. Trung Quốc hiện cũng giảm dần tỷ trọng gia công cho các thương hiệu nước ngoài mà chủ yếu xuất khẩu vào Canada các loại giày dép thời trang, giày dép đi trong nhà, giày dép đi biển và giày thể thao giá rẻ.
Đáng chú ý, quy mô thị trường Canada đối với sản phẩm da giày khá ổn định với lượng nhập khẩu trung bình hàng năm trên 3 tỷ USD. Hiện Trung Quốc vẫn là nước xuất khẩu nhiều nhất vào Canada, Việt Nam đứng thứ hai. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch da giày của Việt Nam giai đoạn 2018-2022 đạt 72%, giúp Việt Nam đã thành công chiếm lĩnh thêm thị phần với tỷ lệ 26,5% vào năm 2022 (trong khi Trung Quốc giảm xuống còn 34,7%).
Theo Thương vụ Việt Nam tại Canada, 5 năm sau CPTPP, Việt Nam đã xuất khẩu tăng gần gấp đôi vào thị trường. “Tốc độ tăng trưởng kim ngạch và thị phần da giày của Việt Nam tại Canada cho thấy hiệu ứng tích cực của hiệp định mang lại. Với tốc độ tăng ghi nhận trong những tháng đầu năm 2023, hoàn toàn có thể nghĩ đến da giày sẽ trở thành mặt hàng xuất khẩu tỷ đô tiếp theo của Việt Nam sang Canada”, Thương vụ Việt Nam tại Canada kỳ vọng.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây của Thương vụ cho thấy cho dù da giày là mặt hàng có tỷ lệ sử dụng ưu đãi CPTPP cao nhất (72%) so với các mặt hàng khác của Việt Nam nhưng ước tính vẫn có đến trên 230 triệu USD hàng xuất khẩu của Việt Nam xuất với thuế suất MFN từ 5-20%, trong khi đáng lẽ chúng ta được hưởng thuế CPTTP bằng 0%.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Canada, đối với một số mặt hàng giày dép có sự chênh lệch về mức thuế giữa MFN và CPTPP, các doanh nghiệp phải trả thuế cao thêm từ 10 đến 13,5%.
Sớm chuyển đổi xây dựng thương hiệu riêng
Để tốc độ tăng trưởng kim ngạch bền vững, mở rộng thị phần vào Canada, theo bà Trần Thu Quỳnh các doanh nghiệp Việt Nam cần sớm chuyển đổi theo hướng xây dựng thương hiệu riêng. Trung Quốc là ví dụ chuyển đổi thành công từ gia công cho các thương hiệu đa quốc gia sang chuyên môn hoá sản xuất các sản phẩm da và da giày giá rẻ, thời trang cho thế giới.
Phân tích đối thủ cạnh tranh trên thị trường Canada cùng phân khúc như Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Bangladesh cho thấy Việt Nam khá yếu về chuỗi cung ứng hoàn chỉnh cho ngành. Ấn Độ và Bangladesh có thế mạnh về da thuộc và vật liệu tổng hợp. Indonesia, ngoài da giày còn có cao su, gỗ, sợi tổng hợp. Các nước này còn có công nghệ nhuộm, làm da giả và da thuộc trình độ cao. Các phụ liệu bằng inox, hợp kim để trang trí cũng sẵn có, giúp kiến tạo năng lực thiết kế và tạo kiểu dáng mới.
Nói cách khác, chiến lược gia tăng kim ngạch dựa vào các đơn hàng gia công và dựa vào phân khúc thị trường trung cấp là khó khả thi vì Việt Nam không có nhiều lợi thế cạnh tranh. Ở phân khúc cao cấp, các nhà sản xuất nội địa Canada tiếp tục chiếm giữ thị phần ổn định do nắm giữ kinh nghiệm thị trường cho các mặt hàng đặc chủng (giày đi tuyết, giày chơi thể thao mùa đông…) và nhờ ý thức ủng hộ các thương hiệu nội địa của người dân Canada.
Bên cạnh đó, trong phân khúc cao cấp, Việt Nam khó có năng lực vượt qua các đối thủ cạnh tranh như Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức… vì đây là những nước có truyền thống thuộc da và có công nghiệp phụ trợ để thực hiện các mặt hàng cao cấp (khoá móc, zip, lông thú…).
Do đó, để sản xuất thương hiệu riêng của Việt Nam cần hướng vào phân khúc thu nhập trung bình thấp của giới trẻ, đây vẫn là thị trường ngách nhiều tiềm năng, có biên độ lợi nhuận cao.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế vì đây vừa là cơ hội làm việc trực tiếp với các nhà mua buôn để tìm kiếm các đơn hàng gia công vừa là cơ hội để mở rộng khả năng tham gia vào các phân khúc giày dép túi xách thời trang, đồ đi biển, giày dép trẻ em và giày dép trong nhà…
“Ngoài ra, cũng có thể tính đến chuyên môn hoá vào các loại giày dép đặc chủng, giày dép bảo hộ, giày đồng phục công nghiệp (giày làm hầm lò, giày phòng cháy, giày làm nghề gỗ…) để có thị trường và thương hiệu riêng uy tín, tránh phụ thuộc vào các đơn hàng gia công và các điều kiện của đối tác vì Việt Nam sẽ sớm không còn ưu thế về giá nhân công”, Thương vụ Việt Nam tại Canada nhận định.
Ngoài ra, một vấn đề lưu ý với doanh nghiệp Việt Nam, đó là người tiêu dùng Canada quan tâm nhiều đến các chứng chỉ xác nhận quy trình sản xuất xanh, bền vững và công bằng của doanh nghiệp và các sản phẩm dán nhãn Eco, chứng nhận vật liệu, có khả năng tái chế của sản phẩm. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam phải tích cực chuẩn hoá, đổi mới quy trình sản xuất, đồng thời cần chuẩn bị cả theo hướng tự động hoá, giảm hàm lượng nhân công trong sản xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tin liên quan
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiêu dùng bền vững trong bán lẻ
21:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Không tạo cơ chế xin cho trong cấp tín dụng, tiếp tục giảm lãi suất cho vay
17:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics