Đã đến lúc nông sản đi thẳng vào Trung Quốc bằng đường biển, đường hàng không
Toàn cảnh toạ đàm |
Phát biểu tại Toạ đàm “Chuyển đổi tư duy kinh tế nông nghiệp, chinh phục thị trường nông sản thế giới 2022” tổ chức ngày 22/12/2021, ông Hồ Xuân Hùng, Chủ tịch Tổng hội NN&PTNT Việt Nam cho biết, trước đây, ùn tắc cao điểm cũng chỉ 400-500 container. Ùn tắc năm nay nghiêm trọng nhất (hơn 600 container) và là điều cảnh tỉnh đến chuỗi cung ứng nông sản của Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Tiến, Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp (Ban Kinh tế Trung ương) bày tỏ quan điểm, từ câu chuyện ùn tắc nông sản nghiêm trọng hiện tại, Việt Nam phải điều chỉnh lại quan hệ thương mại với Trung Quốc, thay đổi tư duy “win-win” (cùng có lợi).
"Hiện, Trung Quốc đã thay đổi rất nhiều về chính sách tiêu thụ nông sản, không chỉ xuất khẩu tiểu ngạch mà còn cả xuất khẩu chính ngạch, xuất khẩu qua đường biển… Chúng ta cần nhận diện rõ vấn đề này và thay đổi, nếu không tình trạng nông sản ùn ứ sẽ còn tiếp diễn", ông Tiến cảnh báo.
Chuyên gia nông nghiệp Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Bộ NN&PTNT) phân tích, trước đây, việc ùn tắc thường chỉ xảy ra với thanh long, dưa hấu hoặc chuối, nhưng hiện nay tất cả các mặt hàng đều không qua được biên giới.
“Thị trường Trung Quốc đã thực sự thay đổi, không còn là thị trường “dễ tính” như trước. Việt Nam cần nâng cao năng lực chuỗi kết nối, tiêu thụ nông sản. Đã đến lúc cần đi thẳng vào thị trường nội địa của Trung Quốc bằng đường hàng không, đường biển chứ không chỉ đi qua đường bộ như hiện tại", ông Sơn đề xuất.
Từ góc độ doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Thành Thực, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bagico cho biết, kinh nghiệm từng giao thương với các thương lái Trung Quốc cho thấy, Trung Quốc không thích nhập khẩu theo đường tiểu ngạch nữa.
Tính đến ngày 21/12/2021, tổng lượng hàng hóa tồn tại các cửa khẩu khoảng 6.200 xe. Ảnh: H.Nụ |
Trong bối cảnh nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc bị ùn ứ kéo dài như hiện nay càng thấy được sự cần thiết của xuất khẩu chính ngạch. Tuy nhiên, việc xây dựng mã số vùng trồng theo Luật Trồng trọt đến nay vẫn chưa thực thi. Nếu không làm được điều này, xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc sẽ còn vô cùng khó khăn.
Đề cập rộng ra các thị trường khác ngoài Trung Quốc, theo bà Thành Thực, năm nay, xuất khẩu nông sản vào thị trường Mỹ khá ấn tượng, cần thúc đẩy xuất khẩu hơn nữa. Đây là thị trường cao cấp mang tính quyết định, quan trọng, thay đổi tư duy kinh tế nông nghiệp của Việt Nam.
Vị doanh nhân này cho rằng, để nâng cao hiệu quả xuất khẩu thời gian tới, cần phải xây dựng cơ sở dữ liệu mang tính thực tế hơn. Hiện nay, thương lái vẫn phải đi tới từng vùng nguyên liệu để nắm tình hình thực tế, còn dữ liệu của các ban ngành chức năng không sử dụng được.
Để thúc đẩy xuất khẩu nông sản, ngoài Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương còn có vai trò vô cùng quan trọng của Bộ Ngoại giao.
“Làm thế nào để đại sứ quán các nước thường xuyên tổ chức sự kiện giới thiệu nông sản, kết nối với hiệp hội doanh nghiệp làm sự kiện, giới thiệu sản phẩm của 63 tỉnh, thành. Đây sẽ là con đường ngắn nhất đưa nông sản Việt Nam vào thị trường thế giới”, bà Thành Thực nhấn mạnh.
Theo Tổng cục Hải quan, thời gian gần đây, hoạt động xuất nhập khẩu tại các tỉnh biên giới giáp Trung Quốc xuất hiện tình trạng ùn tắc lượng lớn hàng hóa chờ xuất khẩu. Thống kê cho thấy, tính đến ngày 21/12/2021, tổng lượng hàng hóa tồn tại các cửa khẩu khoảng 6.200 xe, tương đương khoảng 12.000 người (gồm lái xe chính và lái xe phụ) đang tập trung tại các khu vực cửa khẩu. Nguyên nhân việc ùn tắc hàng nông sản tại địa bàn tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Quảng Ninh là do phía Trung Quốc tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 dẫn đến tình trạng lái xe hàng hóa qua lại khu vực biên giới bị hạn chế, có những cửa khẩu chỉ đáp ứng 20- 25% so với lưu lượng thông quan hàng hóa so với bình thường. |
Tin liên quan
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp mở rộng nhà xưởng để đáp ứng các đơn hàng dừa tươi từ Trung Quốc
20:24 | 15/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics