Đa dạng sinh học ở Việt Nam đang bị phá hủy do nhiều dự án mới
Ngày 24-3, tại Hà Nội, Trung tâm Con người và Thiên nhiên phối hợp cùng Qũy hỗ trợ Châu Á, Đại sứ quán Anh tổ chức Hội thảo “Lồng ghép tiêu chí đa dạng sinh học trong đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam” nhằm chia sẻ kinh nghiệm đánh giá đa dạng sinh học đối với các dự án phát triển ở Việt Nam.
Việt Nam là một trong 16 nước có đa dạng sinh học cao nhất thế giới. Hiện có 5 trong 25 loài linh trưởng nguy cơ trên thế giới có ở Việt Nam. Trong vòng 20 năm qua, nhiều loài thú lớn liên tục được phát hiện ở Việt Nam.
Theo bà Hoàng Thị Thanh Nhàn, Cục Bảo tồn đa dạng sinh học (Bộ Tài nguyên-Môi trường), đa dạng sinh học ở Việt Nam đóng góp lợi ích trực tiếp trong lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản, chiểm từ 18 đến 21% GDP trong giai đoạn 2005-2012. Đồng thời, 80% lượng thủy sản khai thác được từ hệ sinh thái vùng biển ven bờ đã đáp ứng được gần 40% lượng protein cho người dân Việt Nam.
Tuy nhiên, đa dạng sinh học ở Việt Nam đang bị phá hủy do nhiều dự án phát triển được cấp phép đầu tư trước khi thực hiện đánh giá tác động môi trường. Việc xây dựng các dự án thủy điện, khai khoáng, giao thông, công nghiệp và phát triển đô thị… khiến cho diện tích rừng bị chuyển đổi liên tục tăng lên làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học.
“Bảo tồn sự đa dạng về sinh học, các cơ quan chức năng cần phải có sự sàng lọc khi cấp phép xây dựng các dự án. Đồng thời, các cơ quan chức năng phải quyết định không cấp phép đầu tư khi dự án làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học”, bà Nhàn cho biết.
Bà Nhàn cho rằng, thời gian qua Bộ Tài Nguyên- Môi trường có hướng dẫn đánh giá tác động môi trường ở một số dự án như: Dự án sản xuất xi măng, dự án dệt nhuộm, dự án xử lý nước thải đô thị, dự án sán xuất giấy và bột giấy, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng công nghiệp… Tuy nhiên, những hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chưa yêu cầu rõ việc bảo vệ đa dạng sinh học tại những nơi các dự án được xây lên.
Tin liên quan
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Động lực từ xuất khẩu, đầu tư, công nghệ số... cho tăng trưởng kinh tế 2025
08:25 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics