Đã có nhiều chính sách miễn, giảm thuế phí để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp
Đã có nhiều chính sách miễn, giảm thuế phí để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Ảnh: Internet. |
Cử tri tỉnh Đồng Nai kiến nghị cần có chính sách miễn các loại thuế, phí, lệ phí thu theo tháng. Còn cử tri TP Hải Phòng cũng đề nghị xem xét trình cấp thẩm quyền quyết định miễn thuế cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đồng thời xem xét loại trừ một số khoản chi phí khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các chi phí được chi trả để hỗ trợ chống Covid-19, xét nghiệm cho người lao động, tổ chức cách ly, duy trì sản xuất kinh doanh, thiết bị y tế và chi phí phát sinh khi bị ngừng hoạt động.
Trước những kiến nghị này, Bộ Tài chính đã thông tin tới cử tri các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất đối với người dân, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Theo đó, trong năm 2020, để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân ứng phó với ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 phù hợp với bối cảnh, điều kiện của đất nước, đồng thời tiếp tục thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2020 theo chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định cũng như ban hành theo thẩm quyền các chính sách thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất với tổng giá trị hỗ trợ khoảng 129 nghìn tỷ đồng, trong đó, số tiền được gia hạn khoảng 97,5 nghìn tỷ đồng; số tiền được miễn, giảm khoảng 31,5 nghìn tỷ đồng.
Bước sang năm 2021, nhận định hoạt động của doanh nghiệp, người dân vẫn phải đối mặt với không ít thách thức, trong đó có diễn biến còn phức tạp của dịch Covid-19 và để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn và thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, Bộ Tài chính đã trình cấp có thẩm quyền ban hành và tiếp tục thực hiện một số giải pháp hỗ trợ: tiếp tục thực hiện gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất trong năm 2021 cho các đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19; tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay trong năm 2021; thực hiện tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19; tiếp tục giảm mức thu hơn 30 loại phí, lệ phí (trong đó có phí sử dụng đường bộ) nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19 từ ngày 1/1/2021 đến hết ngày 31/12/2021 (trong đó, quy định xe kinh doanh vận tải thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kinh doanh vận tải tạm dừng lưu hành liên tục từ 30 ngày trở lên thuộc đối tượng không chịu phí sử dụng đường bộ trong thời gian tạm dừng lưu hành). Tổng giá trị hỗ trợ khoảng 118 nghìn tỷ đồng, trong đó, số tiền được gia hạn khoảng 115 nghìn tỷ đồng; số tiền được miễn, giảm trên 3 nghìn tỷ đồng.
Trước tình hình diễn biến hết sức phức tạp của đợt bùng phát dịch Covid 19 lần thứ 4 ảnh hưởng nghiêm trọng, nặng nề tới hoạt động của doanh nghiệp, người dân, Bộ Tài chính đã khẩn trương: trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 27/2021/QĐ-TTg ngày 25/9/2021 giảm 30% tiền thuê đất phải nộp của năm 2021 cho các đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19; trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 ngày 19/10/2021 quy định các giải pháp về miễn, giảm thuế thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Trong số 4 giải pháp mới được ban hành với tổng giá trị hỗ trợ gần 20 nghìn tỷ đồng thì có 3 giải pháp về miễn, giảm thuế lần đầu được áp dụng kể từ khi dịch Covid-19 xảy ra.
Để các giải pháp này nhanh chóng đi vào cuộc sống, đến ngay với các đối tượng gặp khó khăn cần hỗ trợ, Bộ Tài chính cũng đã khẩn trương trình Chính phủ ban hành Nghị định số 92/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 nêu trên và có hiệu lực cùng với thời điểm có hiệu lực của Nghị quyết, đảm bảo bám sát và hướng dẫn cụ thể, chi tiết các nội dung được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Chính phủ hướng dẫn thi hành để thực hiện được ngay; thống nhất, đồng bộ với pháp luật thuế và pháp luật chuyên ngành có liên quan; đơn giản, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện, giảm thủ tục hành chính và phù hợp với thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, người dân.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng trình Chính phủ ban hành: Nghị định số 101/2021/NĐ CP ngày 15/11/2021 (có hiệu lực thi hành từ ngày 30/12/2021) để thực hiện giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với nhiều nhóm mặt hàng (như thép xây dựng trong nước sản xuất được, thức ăn chăn nuôi (ngô, lúa mỳ), lốp xe tải đặc chủng, giấy và bìa kraft, thịt lợn...) nhằm tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu của doanh nghiệp; Nghị định số 103/2021/NĐ-CP ngày 26/11/2021 quy định giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước từ ngày 1/12/2021 đến hết ngày 31/5/2022; Nghị định số 104/2021/NĐ-CP ngày 7/12/2021 về gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Như vậy, tính chung các giải pháp thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất đã được ban hành, thực hiện trong năm 2021 sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân với số tiền khoảng 145 nghìn tỷ đồng. Trong đó, số tiền được gia hạn khoảng 120 nghìn tỷ đồng; số tiền được miễn, giảm khoảng 25 nghìn tỷ đồng.
Còn riêng đối với các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiêp chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 trong năm 2022, Bộ Tài chính cho biết, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, để góp phần tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng không nói chung và giúp các doanh nghiệp hàng không duy trì hoạt động, tạo tiền đề cho ngành hàng không phục hồi trong tương lai và trên cơ sở hiệu quả tích cực của việc thực hiện giải pháp giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay từ 1/8/2020 đến nay, Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 13/2021/UBTVQHQH15 ngày 31/12/2021 để quy định giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay từ ngày 1/1/2022 đến hết ngày 31/12/2022. Dự kiến số giảm thu thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay là khoảng 1.440 tỷ đồng, từ đó làm giảm thu ngân sách nhà nước (bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường) là khoảng 1,6 nghìn tỷ đồng.
Để tiếp tục hỗ trợ cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp, người dân trong năm 2022, Bộ Tài chính đã có báo cáo, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ tiếp tục thực hiện việc giảm các khoản phí, lệ phí trong năm 2022 và đã ban hành Thông tư số 120/2021/TT-BTC ngày 24/12/2021 quy định giảm mức thu 37 khoản phí, lệ phí. Dự kiến số giảm thu ngân sách nhà nước khoảng 1.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trước những khó khăn, tác động sâu rộng của dịch Covid-19, cần phải có giải pháp, chính sách tổng thể để nhanh chóng hỗ trợ phục hồi với đà phục hồi kinh tế của khu vực và thế giới. Vì vậy, ngày 11/1/2022, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng trong năm 2022, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Nghị quyết số 43/2022/QH15 cũng cho phép tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam cho kỳ tính thuế năm 2022.
Dự kiến các chính sách này sẽ tác động giảm thu ngân sách nhà nước của năm 2022 khoảng 51,4 nghìn tỷ đồng. Trong đó, chính sách giảm thuế giá trị gia tăng là khoảng 49,4 nghìn tỷ đồng; chi phí được trừ đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 là khoảng 2 nghìn tỷ đồng.
Bộ Tài chính cho biết, số tiền thuế được hỗ trợ này sẽ góp phần giúp doanh nghiệp, tổ chức và người dân vượt qua khó khăn do tác động của dịch Covid-19 để phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời có tác dụng kích thích tiêu dùng, đầu tư qua đó đóng góp vào kết quả khôi phục lại nền kinh tế của đất nước sau dịch bệnh và góp phần thực hiện an sinh xã hội.
Tin liên quan
Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính
08:57 | 01/11/2024 Tài chính
Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
08:00 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Còn áp lực lên mặt bằng giá, phấn đấu CPI bình quân không vượt quá 4%
21:37 | 30/10/2024 Tài chính
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 sắp cán đích dự toán
15:49 | 04/11/2024 Tài chính
Sửa đổi quy định để công chức thuế chủ động, trách nhiệm hơn
08:42 | 04/11/2024 Tài chính
Đề xuất nhiều giải pháp nhằm rút ngắn thời gian hoàn thuế
17:24 | 03/11/2024 Tài chính
Sàn thương mại điện tử Temu đã đăng ký thuế tại Việt Nam
09:57 | 03/11/2024 Thuế - Kho bạc
Hiệu quả từ xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực Kho bạc Nhà nước
07:31 | 03/11/2024 Tài chính
Cuối tháng 10/2024, còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ
12:51 | 02/11/2024 Tài chính
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn nợ công quốc gia năm 2024
07:52 | 01/11/2024 Tài chính
Chính sách thuế bất động sản hướng đến quản lý chặt chẽ, chống lãng phí nguồn lực đất đai
20:29 | 29/10/2024 Tài chính
Chính sách tài khoá cần trở lại trạng thái bình thường trong giai đoạn mới
14:54 | 29/10/2024 Tài chính
Sẽ áp thuế GTGT đối với hàng hoá giá trị nhỏ
14:48 | 29/10/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK