Cước phí logistics sẽ còn tăng tới khi nào?
Nhiều yếu tố tác động làm chi phí logistics tăng cao | |
Thiếu container rỗng, cước vận tải tăng: Doanh nghiệp ứng phó thế nào? |
Giá cước được dự báo sẽ bắt đầu giảm từ năm 2022 nhưng vẫn ở mức cao hơn so với thời điểm trước dịch. |
Trong báo cáo cập nhật ngành logistics vừa được công bố, SSI Research đã xem xét các yếu tố tác động đến thị trường vận tải biển và nhận thấy có một số yếu tố chỉ mang tính chất tạm thời và chắc chắn sẽ đảo chiều trong thời gian thích hợp, trong khi một số yếu tố khác là khá dài hạn và sẽ không sớm thay đổi.
Cụ thể, các yếu tố ngắn hạn có thể giảm dần trong thời gian tới có thể kể đến là nhu cầu dồn nén sau dịch và hoạt động tăng nhập hàng tồn kho ở Bắc Mỹ, Châu Âu; việc giãn cách xã hội và tắc nghẽn tại các cảng Trung Quốc; việc Ấn Độ kiểm soát được dịch Covid-19 và phục hồi năng lực sản xuất.
Các chuyên gia của SSI Research cũng đề cập tới nguồn cung tàu biển mới sẽ được đưa vào hoạt động từ nửa cuối năm 2022 và năm 2023, rất có thể khi nhu cầu tăng trong ngắn hạn đã trở về mức bình thường.
Theo dữ liệu của Alphaliner, tỷ lệ đơn đặt hàng trên tổng công suất hiện tại đã tăng từ 10% vào tháng 1/2020 lên 18,4% trong tháng 6/2021. Tuy nhiên, điều này sẽ không giúp giảm bớt tình trạng thiếu cung trong thời gian tới, vì nhu cầu sẽ tăng nhanh hơn nguồn cung trong năm 2021 và 2022.
Alphaliner cũng ước tính rằng công suất hoạt động sẽ tăng ở mức 4,2% trong năm 2021 và 3,2% trong năm 2022, trong khi sản lượng vận tải toàn cầu sẽ tăng ở mức 5,8% trong năm 2021 và 4,0% trong năm 2022. Công suất tăng thêm trong năm 2023 ước tính sẽ tăng gấp đôi so với năm 2022 và nguồn cung dự kiến sẽ tăng tốc kể từ năm 2023.
Trong khi đó, về dài hạn, có một số yếu tố có thể tồn tại và giữ giá cước ở mức cao hơn mức bình quân trước dịch Covid-19. Trong đó có việc đẩy mạnh hợp tác trong việc kiểm soát nguồn cung và giá cả giữa các hãng vận tải do sự hình thành liên minh và M&A nhiều hơn trong những năm gần đây.
Khi chu kỳ kinh doanh của ngành vận tải container chạm đáy và kéo dài từ năm 2008 đến năm 2019 (với nhiều doanh nghiệp thua lỗ và thậm chí phá sản), ngành vận tải đã trải qua giai đoạn hợp nhất mạnh mẽ. Ví dụ, CSCL và OOCL hợp nhất thành COSCO Group, APL được sáp nhập vào CMA CGM, UASC vào Hapag-Lloyd, và sự hình thành của liên minh ONE, bao gồm K-Line, MOL và NYK. Những động thái này đã củng cố sức mạnh của các hãng tàu. Đây là bước phát triển then chốt của ngành vận tải đường biển trong thời gian gần đây, do đó giá cước vận tải về dài hạn khó có thể quay trở lại mặt bằng thấp như những gì đã xảy ra trong giai đoạn 2008-2019.
Bên cạnh đó, mục tiêu giảm phát thải và giá nhiên liệu cao hơn làm giảm tốc độ tàu; xu hướng tăng kích sỡ tàu khiến cho việc quản lý chuỗi cung kém linh hoạt hơn và gia tăng chi phí khi xảy ra đứt gãy. Ngoài ra, tỷ lệ hợp đồng dài hạn cao hơn có thể giữ giá cước ổn định hơn, nhưng ở mức cao hơn.
Nhìn chung, các chuyên gia SSI Research dự báo, giá cước có thể đạt đỉnh vào quý 4/2021, sau đó sẽ điều chỉnh nhẹ vào nửa đầu năm 2022. Giá cước có thể giảm đáng kể trong năm 2023 khi nguồn cung tàu mới đi vào hoạt động, nhưng duy trì ở mức cao hơn mặt bằng trước dịch Covid-19.
“Các ngành liên quan nên theo dõi xu hướng giá này và đưa ra các chiến lược đối phó với vấn đề chi phí logistics đang gia tăng” – SSI Research khuyến nghị.
Ví dụ, điều này có thể được thực hiện bằng cách thiết lập các nhà máy ở trong, gần các thị trường chính hoặc gia tăng tính kinh tế theo quy mô. Đồng thời, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể ký kết với các hợp đồng dài hạn để giúp đảm bảo giá cước ổn định hơn và chi phí logistics được xác định trước.
Với cáo buộc của Mỹ về việc Việt Nam đang định giá thấp đồng tiền VND trong giai đoạn 2019-2020, chính quyền nước này đang xem xét các mức thuế bổ sung có thể có đối với Việt Nam. Nếu áp các mức thuế bổ sung, mức thuế được kỳ vọng chỉ ở mức một chữ số vì dữ liệu USTR cho thấy VND đang được định giá thấp hơn không quá 10% trong giai đoạn 2019-2020. Xem xét quan hệ thương mại Mỹ Trung năm 2018 làm ví dụ, SSI Research cho rằng cuộc đàm phán sẽ kéo đài ít nhất 3 tháng. Điều này có thể gây ra một số thách thức ngắn hạn cho các công ty xuất khẩu Việt Nam trong những tháng cuối năm 2021 do chi phí vận chuyển dự kiến sẽ đạt đỉnh. Về dài hạn, việc điều chỉnh chi phí vận chuyển về mức hợp lý hơn sẽ giải tỏa áp lực lên tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu và bù đắp một phần mức thuế quan tăng thêm. |
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Triển vọng xuất khẩu tôm thời điểm cuối năm
08:41 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics