“Cục máu đông” nợ xấu chưa tan
Gỡ vướng trong xử lý nợ xấu Đảm bảo đúng bản chất nợ xấu khi thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ |
Ảnh minh họa |
Nợ xấu đang có chiều hướng tăng nhanh từ đầu năm đến nay. Rủi ro đặc biệt hiện hữu và tăng lên xuất phát từ sự đóng băng của thị trường bất động sản - lĩnh vực đóng góp tới 21% dư nợ tín dụng của toàn hệ thống, chưa tính đến khoảng 4% dư nợ trái phiếu sở hữu ngoài hệ thống tín dụng.
Hiện có khoảng 32.000 tỷ đồng nợ xấu được niêm yết trên sàn giao dịch nợ của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC). Từ gần 2 năm trước, sàn giao dịch nợ này đã chính thức đi vào hoạt động, nhưng kết quả vẫn rất “èo uột”. Chính vì thế, nhiều ngân hàng đang phải liên tục tự công bố thanh lý, đấu giá các khoản nợ và tài sản đảm bảo. Đơn cử, trong những ngày cuối tháng 6 vừa qua, một “ông lớn” ngân hàng có vốn nhà nước đã công bố 2 danh sách “khủng” cần bán và xử lý để thu hồi nợ, với gần 400 tài sản bảo đảm và gần 560 khoản nợ vay tiêu dùng.
Nhìn thẳng thực tế, nợ xấu ngân hàng vẫn luôn “nhức nhối” và là “cục máu đông” chưa tan không chỉ của riêng ngành ngân hàng mà của cả thị trường tài chính.
Vấn đề này càng cấp thiết khi thực trạng kinh tế hiện nay cho thấy, thương mại hàng hóa quốc tế tiếp tục thu hẹp khi xuất nhập khẩu suy giảm, đơn hàng giảm, sản xuất giảm… sẽ khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, kéo theo tỷ lệ vỡ nợ cao hơn, tăng rủi ro vỡ nợ cho vay với các ngân hàng. Những tác động của thị trường tài chính như chứng khoán, bất động sản, khủng hoảng từ mô hình bán chéo bảo hiểm, hàng loạt vướng mắc về pháp lý chưa được gỡ… cũng tạo ra những ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tài sản ngân hàng.
Do đó, mục tiêu mà các ngân hàng hướng tới trong những năm trở lại đây là tăng trưởng tín dụng có chọn lọc, ưu tiên quản trị rủi ro. Hơn nữa, nguy cơ nợ xấu cũng đặt ra yêu cầu các ngân hàng cải thiện bộ đệm dự phòng, cho phép các ngân hàng có nguồn lực vững chắc để chống chọi với rủi ro tín dụng. Đồng bộ với ngành ngân hàng phải là những giải pháp tháo gỡ khó khăn về dòng tiền cho doanh nghiệp, bằng những giải pháp hỗ trợ sản xuất, xuất khẩu, cùng sự vào cuộc của chính sách tài khóa… vừa giảm sự lệ thuộc vào tín dụng, vừa giúp doanh nghiệp vay và trả nợ đúng quy định.
Tin liên quan
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Trường học hạnh phúc
13:02 | 20/11/2024 Người quan sát
Tắc nghẽn và “boring”
10:00 | 20/11/2024 Người quan sát
Lộ thông tin trên Zalo
10:39 | 16/11/2024 Người quan sát
Cấm thuốc lá điện tử
08:12 | 14/11/2024 Người quan sát
Thu phí phương tiện vào nội đô (?)
07:41 | 12/11/2024 Người quan sát
Tháo gỡ điểm nghẽn
08:07 | 06/11/2024 Người quan sát
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Lao động rời phố, về quê
07:51 | 29/10/2024 Người quan sát
Quản lý sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
07:39 | 25/10/2024 Người quan sát
Đấu giá và đầu cơ
07:56 | 23/10/2024 Người quan sát
Du lịch y tế
06:34 | 20/10/2024 Người quan sát
AI và cảm xúc
09:00 | 15/10/2024 Người quan sát
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics