Covid-19 khiến sản xuất công nghiệp khốn khó hơn cả khủng hoảng tài chính
Sản xuất công nghiệp gánh “bão" Covid-19 | |
Tháng 3 cạn nguyên liệu, lo sản xuất công nghiệp “đóng băng” | |
Sản xuất công nghiệp tháng 11 tăng 5,4%, thấp nhất từ đầu năm |
Tăng trưởng chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2020 thấp hơn cùng kỳ cả 3 năm trước đó. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Khó khăn cực lớn về đầu ra
Bộ Công Thương nhận định, trong quý I/2020 dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, bùng phát mạnh tại một số quốc gia đã ảnh hưởng đến nguồn cung nguyên liệu NK phục vụ cho sản xuất công nghiệp, đặc biệt là ngành chế biến, chế tạo cũng như tạo ra khó khăn mới về thị trường tiêu thụ.
Hiện nay, khi những khó khăn ở giai đoạn đầu của dịch bệnh có thể không còn gay gắt nữa thì khó khăn lớn hơn đã xuất hiện khi phạm vi dịch bệnh đã lan rộng ở quy mô toàn cầu. Hầu như tất cả các bạn hàng XNK của Việt Nam đều chịu tác động trực tiếp. Do vậy, khó khăn về thị trường đầu ra cho sản phẩm hàng hóa của Việt Nam sẽ là rất lớn, cùng với đó là những vấn đề về sản xuất và người lao động.
Các ngành XK chủ lực của Việt Nam như điện tử, dệt may, da giày, đồ gỗ… sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi năng lực sản xuất của các ngành này được đầu tư vượt xa nhu cầu tiêu dùng nội địa, chủ yếu hướng đến thị trường ngoài nước, trong đó đặc biệt là thị trường Mỹ và châu Âu.
"Nếu đơn hàng XK sụt giảm mạnh trong thời gian tới, DN sẽ không có dòng tiền để quay vòng vốn, trang trải chi phí, trả lãi ngân hàng, khấu hao nhà xưởng, trả lương công nhân... do đó sẽ không thể duy trì hoạt động”, Bộ Công Thương nêu rõ.
Câu chuyện cụ thể nhìn từ ngành điện tử minh họa khá rõ cho “bức tranh” ảm đạm của sản xuất công nghiệp thời gian tới. Theo Bộ Công Thương, thị trường Mỹ và châu Âu lần lượt chiếm khoảng 17% và 24% kim ngạch XK nhóm hàng điện thoại và linh kiện; lần lượt khoảng 17% và 14% kim ngạch XK nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam.
Đáng chú ý, 2 thị trường nêu trên chiếm khoảng hơn 50% giá trị XK sản phẩm của Samsung Electronics Việt Nam (với thị trường Mỹ chiếm khoảng trên 20% và thị trường châu Âu chiếm khoảng trên 30%). Samsung Việt Nam thậm chí đã dự kiến giảm mục tiêu XK xuống còn khoảng 45,5 tỷ USD trong năm 2020 (so với 51,38 tỷ USD năm 2019).
Trầy trật hơn khủng hoảng tài chính
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, chuyên gia kinh tế Lê Quốc Phương nhận định, nếu đem so sánh khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra với sản xuất, XK hàng hóa nói chung và sản xuất, XK hàng công nghiệp nói riêng thì về tổng thể tác động của dịch Covid-19 nếu kéo dài còn tồi tệ hơn khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2008-2009 trước đây.
Cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn ban đầu tự sự sụp đổ của một ngân hàng của Mỹ sau đó dần lan ra toàn cầu. Trong lúc đó, nền sản xuất vẫn rất vững chắc. Trong khi đại dịch Covid-19 hiện nay đồng loạt đánh vào tất cả các nền kinh tế.
Nền sản xuất hiện nay hình thành theo chuỗi cung ứng toàn cầu, ban đầu bị đình trệ còn hiện nay là tê liệt. Nguồn cung toàn cầu giảm, cầu cũng giảm rất mạnh với hầu hết các mặt hàng, trừ một số mặt hàng thiết yếu là thực phẩm và thiết bị y tế.
“Thương mại thế giới là động lực tăng trưởng quan trọng của kinh tế Việt Nam và kinh tế thế giới. Bệnh dịch lần này khiến rất nhiều DN Việt Nam lâm vào tình thế khó khăn chưa bao giờ có. Quan trọng nhất là dịch Covid-19 chưa biết đến khi nào mới chấm dứt. Các DN sản xuất công nghiệp như dệt may, da giày… sẽ phải chịu khó khăn liên tiếp về cung, cầu, về tình trạng đóng cửa biên giới, đóng cửa sân bây, bến cảng…”, chuyên gia Lê Quốc Phương phân tích.
Đứng từ góc độ DN, chính ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cũng không ít lần phải thốt lên rằng, Covid-19 đã đẩy Vinatex vào cuộc khủng hoảng chưa từng có trong tiền lệ suốt hơn 20 năm qua.
Ngay trong tháng 4 sẽ có trên 30% lao động của ngành dệt may thực sự thiếu việc làm. Tháng 5, tháng 6 tới đây, việc cam kết nhận hàng, tổ chức sản xuất của các khách hàng đều chưa rõ ràng nên có thể số người lao động sẽ gặp khó khăn trong tháng 5 sẽ là trên 50%.
Bộ Công Thương nhìn nhận ưu tiên quan trọng nhất trong thời điểm này là phải duy trì hoạt động của các DN công nghiệp trong nước qua giai đoạn khó khăn bởi tác động của dịch bệnh. Bởi việc để một DN đóng cửa vĩnh viễn sẽ phá huỷ việc làm và tạo ra hiệu ứng lan toả tiêu cực đối với các DN khác dọc theo chuỗi cung ứng.
Do đó, trong thời gian tới, theo Bộ Công Thương cần phải đẩy mạnh công tác thông quan nguyên phụ liệu NK để kịp thời cung ứng cho sản xuất trong nước; có chính sách hỗ trợ đủ mạnh, thực chất về tín dụng, tài chính và thuế để giúp các DN bảo đảm hoạt động sản xuất, bảo đảm an sinh xã hội.
Bên cạnh đó, giải pháp quan trọng được Bộ Công Thương nhắc tới là đẩy mạnh tìm kiếm thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước cho các ngành công nghiệp trọng điểm, trong đó, chủ yếu là thị trường XK cho các ngành XK chủ lực để giải quyết một phần năng lực sản xuất dư thừa trong nước nhằm duy trì sự tồn tại của các DN trong giai đoạn khó khăn này.
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp 3 tháng đầu năm nay chỉ tăng 5,8%; thấp hơn khá nhiều so với mức tăng 7,4% của cùng kỳ năm 2017; 12,7% của cùng kỳ năm 2018 và 9,2% của cùng kỳ năm 2019. Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 31/3 tăng 24,9% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm 2019 tăng 15,6%). |
Tin liên quan
Gỡ “nút thắt” để chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp
10:02 | 06/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm B: Bộ Y tế hướng dẫn thanh toán chi phí điều trị
10:00 | 02/11/2023 Sự kiện - Vấn đề
Học viện Tài chính giành giải Nhất cuộc thi ESG Challenge 2023
10:16 | 04/12/2023 Chứng khoán
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics