Công nghiệp chế biến chế tạo thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài
Hoạt động sản xuất tại Samsung Việt Nam. Ảnh: Trần Ngọc |
Tăng trưởng tích cực
Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/5, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư FDI đạt trên 11,71 tỷ USD, bằng 83,7% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, tuy vốn đăng ký mới giảm 53,4%, nhưng vốn điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp tăng mạnh lần lượt là 45,4% và 51,6%.
Đáng chú ý, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 6,8 tỷ USD, chiếm 58,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đồng thời, ngành công nghiệp chế biến chế tạo cũng là một trong những ngành thu hút được nhiều dự án mới nhất trong 5 tháng năm 2022, chiếm 25,6% tổng số dự án.
Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến trong 5 tháng đầu năm 2022 tiếp tục đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng chung của hoạt động xuất khẩu với kim ngạch ước đạt 131,39 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 85,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung. Trong đó, nhiều dự án sản xuất, chế tạo các sản phẩm điện tử, công nghệ cao được mở rộng vốn với quy mô lớn như: Dự án Samsung Electro-mechanics Việt Nam (Thái Nguyên) tăng 920 triệu USD; dự án Công ty TNHH Fujifilm Business Innovation Việt Nam (TPHCM), tăng 494,2 triệu USD; dự án nhà máy chế tạo điện tử, phương tiện thiết bị mạng và sản phẩm âm thanh đa phương tiện tại Bắc Ninh tăng gần 306 triệu USD, tại Nghệ An 260 triệu USD và tăng 127 triệu USD tại Hải Phòng; dự án nhà máy sản xuất linh kiện điện tử (Phú Thọ) tăng 163 triệu USD…
Ông Kim Byunggi, Tổng giám đốc Công ty TNHH Hansol Electronics Vietnam Hochiminhcity cho biết, sau vài năm đầu tư thành công vào Khu công nghiệp Amata ở thành phố Biên Hòa, hiện công ty đã tăng thêm 100 triệu USD thực hiện một dự án mới tại Khu công nghiệp Hố Nai giai đoạn 2. Nhà máy mới sẽ sản xuất, gia công, lắp ráp module hiển thị tinh thể lỏng, bản mạch điện tử với quy mô khoảng 10,8 triệu sản phẩm/năm. Sản phẩm của công ty chủ yếu cung ứng cho Tập đoàn Samsung và xuất khẩu.
Nhiều ngành khác thuộc công nghiệp chế tạo cũng được mở rộng sản xuất và xuất khẩu. Mặc dù dịch bệnh Covid-19 nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn giữ được mức tăng trưởng cao, giúp nền công nghiệp phát triển ổn định. Đồng thời, thị trường tiêu thụ dần được mở rộng ra nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác để giảm rủi ro cho doanh nghiệp khi tập trung quá nhiều vào một vài thị trường.
Cần tiếp thêm nguồn sinh lực
Các doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào Việt Nam đều muốn tìm nguồn nguyên liệu, phụ liệu trong nước để đáp ứng các yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa, khi xuất khẩu sẽ được hưởng các ưu đãi về thuế quan. Bên cạnh đó, việc tìm nguồn nguyên liệu trong nước sẽ giúp doanh nghiệp chủ động được sản xuất, giảm bớt được chi phí và những rủi ro về thời gian vận chuyển. Những vấn đề trên mở ra thêm cơ hội để thúc đẩy doanh nghiệp trong nước trên lĩnh vực công nghiệp chế tạo phát triển.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, ông Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, trong thực tế, qua khảo sát của chúng tôi đã được nêu rõ tại Báo cáo đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vừa được công bố ngày 12/5/2022 cho thấy nhiều doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc mong muốn liên kết với các nhà cung cấp phụ tùng, linh kiện, bán thành phẩm Việt Nam. Do công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam còn yếu, khó tìm kiếm nhà cung cấp trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài quy mô lớn buộc phải lôi kéo các doanh nghiệp phụ trợ, đối tác bên nước họ sang Việt Nam đầu tư sản xuất.
Nhu cầu liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam đã có, chúng ta cần có cơ chế, chính sách để nâng tầm các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam về trình độ công nghệ và kỹ năng quản lý để đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp FDI, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Muốn vậy, Nhà nước phải đóng vai trò “bà đỡ” đối với các doanh nghiệp trong nước thông qua việc xây dựng chiến lược phát triển một số lĩnh vực ưu tiên thuộc công nghiệp hỗ trợ để tập trung đầu tư, tránh dàn trải không hiệu quả; xây dựng cổng thông tin kỹ thuật số, tạo dựng cơ sở dữ liệu trực tuyến kết nối các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối cùng trên toàn cầu; tổ chức các triển lãm công nghiệp quốc tế tại Việt Nam để kết nối người cung cấp với người có nhu cầu; ban hành các cơ chế, chính sách, chương trình cụ thể khuyến khích các doanh nghiệp FDI tự nguyện chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý, liên kết và hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng của họ. Đồng thời, các doanh nghiệp trong nước phải chủ động tiếp cận công nghệ mới của thế giới, tìm kiếm và lựa chọn sản phẩm phù hợp với khả năng của mình, nâng cao trình độ quản trị và kỹ năng quản lý đáp ứng điều kiện hợp tác với doanh nghiệp FDI.
Tại Quyết định số 493/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030, Chính phủ đặt mục tiêu tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến, chế tạo xuất khẩu lên 88% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2025 và 90% vào năm 2030. |
Tin liên quan
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics