Công nghệ là chìa khóa để nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh của gạo Việt
Trầy trật quý I, liệu quý II xuất khẩu gạo có khởi sắc? | |
Để không còn cảnh giải cứu lúa gạo | |
Tiêu thụ lúa gạo gặp khó ở nhiều thị trường |
Các chuyên gia trao đổi tại hội thảo |
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Thế Hào, Phó Tổng biên tập thường trực Thời báo Kinh tế Việt Nam khẳng định, lúa gạo là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, có giá trị xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD/năm, là sản phẩm nòng cốt giữ vững thương hiệu quốc gia nông nghiệp trên thế giới. Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách có tính chiến lược nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các mặt hàng nông sản chủ lực trong đó có sản phẩm gạo.
Những thành quả liên tiếp đạt được về kim ngạch xuất khẩu gạo trong những năm gần đây tới các thị trường truyền thống cũng như năng lực mở rộng tiếp cận tới các thị trường mới, có tính khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng như Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản… đã tiếp tục khẳng định khả năng tăng trưởng và phát triển của gạo Việt. Tuy nhiên, theo ông Hào, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản suất, chế biến và bảo quản vẫn còn rất hạn chế đối với các doanh nghiệp sản xuất gạo trong nước. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng và giá thành của gạo Việt Nam so với giống gạo cùng loại của các quốc gia xuất khẩu gạo lớn như Thái Lan và Ấn độ.
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, cho hay, trong 8 tháng năm 2019, xuất khẩu được 5,4 triệu tấn gạo, đạt trị giá 1,96 tỷ USD, tăng 0,1% về lượng nhưng giảm tới 15% về giá trị. Nguyên nhân là do giá gạo của Việt Nam xuống thấp khá nhiều so với các nước khác. Đáng chú ý, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc trong 8 tháng năm 2019 giảm tới 65% về lượng và 67% về trị giá do nước này tăng cường quản lý về chất lượng, truy xuất nguồn gốc, siết chặt quản lý biên giới. Nhiều thị trường khác cũng có xu hướng tăng cường các biện pháp phòng vệ. Thực tế này đặt ra yêu cầu cấp bách về việc phải đầy mạnh áp dụng các công nghệ về sản xuất và chế biến để kiểm soát chặt chẽ chất lượng gạo.
Từ góc độ chuyên gia về công nghệ trong lĩnh vực lúa gạo, ông Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam nhấn mạnh, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong bảo quản, chế biến hiện đang là khâu xung yếu nhất trong chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam. Vấn đề này cũng đã được xác định là cơ hội và tiềm năng phát triển mạnh cho những sáng kiến mang tính đột phá của ngành lúa gạo, của các doanh nghiệp là chủ thể của chuỗi sản xuất lúa gạo Việt Nam, nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách cũng như mục tiêu lâu dài về nâng cao chất lượng, giá trị và năng lực cạnh tranh của gạo Việt.
Ông Sơn cho hay, Bộ Nông nghiệp đã và đang có nhiều chương trình, kế hoạch hành động cụ thể về vấn đề nâng cao công nghệ trong sản xuất lúa gạo. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng tin tưởng rằng, với tính hấp dẫn về đầu tư, cùng với những cơ hội ngày một mở rộng hơn từ các hiệp định thương mại mới vừa ký kết gần đây, các doanh nghiệp tham gia trong ngành công nghệ chế biến và bảo quản lúa gạo quan tâm sẽ quan tâm nhiều hơn đến thị trường Việt Nam, hợp tác với doanh nghiệp sản xuất trong nước để thúc đẩy ứng dụng công nghệ, tăng hiệu quả và chất lượng của gạo Việt Nam.
Tại hội thảo, nhiều doanh nghiệp đã giới thiệu các công nghệ tiên tiến trên thế giới trong lĩnh vực sản xuất và chế biến lúa gạo cũng như những kinh nghiệm thực tế trong quá trình áp dụng công nghệ vào sản xuất và chế biến gạo. Điển hình như công nghệ xay xát sau thu hoạch, công nghệ thủy nhiệt, công nghệ làm lạnh cho hạt gạo, công nghệ nén khí giúp nâng cao chất lượng gạo thành phẩm, công nghệ bảo quản và lưu trữ sản phẩm gạo sau thu hoạch và chế biến và cả các công nghệ chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng sau gạo như bánh gạo, ép dầu cám…
Tin liên quan
Nền tảng ngân hàng tương tác của Backbase hỗ trợ kế hoạch tăng trưởng
15:52 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Samsung Việt Nam chiêu mộ thêm các nhân tài công nghệ
18:43 | 02/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp công nghệ Australia khám phá tiềm năng số hóa tại Việt Nam
16:09 | 02/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cửa khẩu thông minh - “chìa khóa” để Lạng Sơn cất cánh
08:50 | 24/12/2024 Kinh tế
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
19:57 | 23/12/2024 Kinh tế
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
19:19 | 23/12/2024 Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Đối đầu EU-Nga định hình an ninh toàn cầu năm 2025
Xuất nhập khẩu xác lập kỷ lục mới
Cửa khẩu thông minh - “chìa khóa” để Lạng Sơn cất cánh
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics