Công bố Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2020
Dự báo bức tranh kinh tế thế giới ảm đạm năm 2020 | |
Kinh tế Việt Nam bắt đầu khởi sắc trở lại | |
Ba kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2020 |
|
Bên cạnh việc nhận định, đánh giá tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam, báo cáo năm nay đi sâu vào phân tích và đánh giá hệ thống thuế tại Việt Nam trong bối cảnh khu vực và thế giới, từ đó chỉ ra các cơ hội, thách thức của hệ thống tài khóa trong việc đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững nền kinh tế trong bối cảnh mới.
Về tổng quan kinh tế Việt Nam 2019 tại báo cáo, PGS.TS Nguyễn Đức Thành, nguyên Viện trưởng VEPR, đại diện nhóm nghiên cứu cho biết, trong bối cảnh kinh tế thế giới đối mặt với nhiều bất ổn, nền kinh tế Việt Nam năm 2019 chứng khiến không ít những thành tựu, tiếp tục hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội mà Quốc hội đề ra. Theo đó, tăng trưởng GDP đạt 7,02%, vượt mục tiêu mà Quốc hội đề ra. Đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng là hai khu vực công nghiệp và xây dựng (50,4%) và khu vực dịch vụ (45%).
Kết thúc năm, cán cân thương mại thặng dư khoảng 9,9 tỷ USD, gấp gần 2 lần mức thặng dư của năm 2018. Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất trong khi Trung Quốc dẫn đầu thị trường nhập khẩu. Tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu lần lượt tăng 8,1% và 6,3% so với năm 2018.
Thâm hụt ngân sách và nợ công cũng có sự cải thiện nhất định. Mức thâm hụt ngân sách của năm 2019 ước tính vào khoảng 209,5 nghìn tỷ đồng, bằng 3,4% GDP, thấp hơn so với mức dự toán đã được Quốc hội phê duyệt hồi đầu năm (3,6%). Thị trường tiền tệ, vốn và tỷ giá đều có sự ổn định và nằm trong tầm kiểm soát.
Tuy nhiên, theo ông Thành, báo cáo cho biết, những thành công kể trên đang dựa trên một nền tảng vĩ mô còn thiếu chắc chắn và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cụ thể, tăng trưởng kinh tế, XK hay việc làm ngày càng phụ thuộc vào khu vực, thậm chí là một vài DN FDI.
Khối DN tư nhân còn dưới mức tiềm năng và phải chịu nhiều rào cản từ môi trường thể chế và kinh doanh trong nước. Không gian chính sách cho chính sách tiền tệ dần bị thu hẹp bởi sức ép lạm phát gia tăng cũng như bởi những cam kết đối với tỷ giá.
“Chính sách tài khóa không tạo nên những thay đổi tích cực trong cơ cấu thu ngân sách, trong khi nợ công cao, thâm hụt ngân sách không nhiều chuyển biến và khối tài sản nhà nước ngày càng thu hẹp. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam đang thiếu đệm tài khóa để đối phó với các cú sốc bên ngoài”, TS. Nguyễn Đức Thành nói.
Trước những vấn đề tồn đọng đó, theo đại diện nhóm nghiên cứu, Chính phủ và các bộ ngành cần tiếp tục đặt trọng tâm cắt giảm các điều kiện kinh doanh không cần thiết nhằm cải thiện môi trường kinh doanh nhằm khắc phục thiếu sót trong nước.
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN nên đặt nhiệm vụ trọng tâm là thu gọn đầu mối quản lý, xóa bỏ các lực cản để từ đó thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa DNNN.
Thêm vào đó, chính sách tiền tệ cần thích ứng kịp thời với các biến động kinh tế. Ưu tiên hàng đầu là điều hành tỷ giá linh hoạt, nhằm hấp thụ bớt tác động từ các cú sốc bên ngoài. Lãi suất nên được giữ mức ổn định tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với thị trường vốn.
Cuối cùng, ở mức độ dài hạn hơn, Việt Nam cần từng bước xây dựng đệm tài khóa, trước tiên thông qua việc tinh giản bộ máy nhà nước và cắt giảm chi tiêu thường xuyên.
Tin liên quan
Chính sách tài khoá cần trở lại trạng thái bình thường trong giai đoạn mới
14:54 | 29/10/2024 Tài chính
Kinh tế Việt Nam đang có tốc độ phục hồi tốt
09:00 | 23/10/2024 Kinh tế
Kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng
07:25 | 27/09/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Triển vọng xuất khẩu tôm thời điểm cuối năm
08:41 | 20/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Mỹ tăng nhập khẩu tôm trước thông tin tăng thuế
21:37 | 19/11/2024 Kinh tế
Tỷ trọng tín dụng xanh còn thấp do thiếu tiêu chí đánh giá cụ thể
16:35 | 19/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
Hải quan kiểm soát chặt các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics