Còn dư địa trên "cao tốc" EVFTA
Có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, EVFTA là hiệp định thương mại tự do thứ 4 mà Liên minh châu Âu (EU) ký kết với một nước châu Á, chỉ sau Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore. Dù gặp phải nhiều biến động do đại dịch Covid-19 trong 3 năm đầu tiên hiệp định có hiệu lực nhưng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang EU đã có sự tăng trưởng, với mức tăng 14,2% năm 2021 và 16,7% năm 2022. Các mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD vào thị trường EU trong suốt 3 năm qua bao gồm: điện thoại và linh kiện, máy vi tính, giày dép, máy móc thiết bị phụ tùng, hàng dệt may, cà phê, sắt thép và hải sản...
Nhưng theo TS. Nguyễn Thái Chuyên, Khoa Kinh doanh quốc tế, Đại học RMIT, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tuân thủ quy tắc xuất xứ trong EVFTA. Hơn nữa, gần 6 năm nay, thủy sản Việt Nam bị Ủy ban châu Âu (EC) áp “thẻ vàng” IUU vì các hành vi khai thác bất hợp pháp làm cho xuất khẩu thuỷ sản gặp khó khăn. Ngoài ra, EU là một thị trường khắt khe với tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt trong khi phần lớn nguyên liệu sản xuất hàng hóa của Việt Nam được nhập từ Trung Quốc và các nước trong ASEAN, khó kiểm soát về tiêu chuẩn chất lượng.
Mặt khác, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn yếu so với các nước trong khu vực và trên toàn cầu. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU không có thương hiệu riêng, phải phân phối thông qua nhãn hiệu nước ngoài. Điều này gây hạn chế trong việc tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp Việt Nam. Hơn nữa, EU có 27 thành viên nhưng nhiều doanh nghiệp Việt Nam chỉ giao thương chủ yếu với 5-6 quốc gia...
Những hạn chế này khiến thị phần của hàng hóa Việt trên thị trường EU rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 2%, nghĩa là dư địa còn rất lớn. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam muốn gia tăng thị phần phải nỗ lực tự thay đổi và thích ứng, tận dụng tối đa hỗ trợ từ các cơ quan quản lý và hiệp hội. Trong bối cảnh hiện nay, ngoài việc nâng cao chất lượng và năng lực đáp ứng các yêu cầu trong EVFTA, các doanh nghiệp phải bám theo xu thế tiêu dùng và tăng cường khả năng sáng tạo, đồng thời nên đa dạng hóa nguồn tiêu thụ, mở rộng mạng lưới phân phối, từ đó tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường EU.
Tin liên quan
Chống buôn lậu, gian lận xuất xứ trong thực thi các FTA
10:29 | 15/11/2024 An ninh XNK
Khơi thông “điểm nghẽn” hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng FTA
09:51 | 15/11/2024 Kinh tế
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Trường học hạnh phúc
13:02 | 20/11/2024 Người quan sát
Tắc nghẽn và “boring”
10:00 | 20/11/2024 Người quan sát
Lộ thông tin trên Zalo
10:39 | 16/11/2024 Người quan sát
Cấm thuốc lá điện tử
08:12 | 14/11/2024 Người quan sát
Thu phí phương tiện vào nội đô (?)
07:41 | 12/11/2024 Người quan sát
Tháo gỡ điểm nghẽn
08:07 | 06/11/2024 Người quan sát
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Lao động rời phố, về quê
07:51 | 29/10/2024 Người quan sát
Quản lý sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
07:39 | 25/10/2024 Người quan sát
Đấu giá và đầu cơ
07:56 | 23/10/2024 Người quan sát
Du lịch y tế
06:34 | 20/10/2024 Người quan sát
AI và cảm xúc
09:00 | 15/10/2024 Người quan sát
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics