Có thể trả giá đắt nếu chậm trễ sửa đổi chính sách pháp luật
Thận trọng xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) Phó Thủ tướng nêu giải pháp cho tình trạng chậm ban hành văn bản pháp luật Sửa luật để hạn chế trục lợi chính sách |
PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng |
Ông đánh giá như thế nào về những cải cách trong hệ thống pháp luật phục vụ kinh doanh hiện nay?
Hiện những cải cách về hệ thống pháp luật kinh doanh đang được thực hiện hiệu quả, mỗi năm đều có tiến bộ nhất định nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam để phục vụ cho kinh doanh. Tuy nhiên, hoàn thiện chính sách pháp luật là một quá trình dài và liên tục, để hướng tới xu hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Bối cảnh hiện nay là nền kinh tế Việt Nam vẫn còn sự dịch chuyển trạng thái cơ cấu kinh tế, đồng thời có sự chuyển dịch cả về cơ cấu năng lượng, ngành nghề, tái cơ cấu doanh nghiệp… Việt Nam cũng tham gia ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, chuyển đổi sang kinh tế số, kinh tế tuần hoàn… nên pháp luật kinh doanh cũng phải có sự vận động theo. Hệ thống pháp luật của Việt Nam khá phức tạp, liên quan đến nhiều ngành và đơn vị, nhưng vẫn phải cải cách để nâng cao hiệu quả, hiệu lực của các quy định, nhất là tránh chồng chéo, tránh gia tăng điều kiện kinh doanh. Vấn đề này sẽ cần thời gian, nhưng bất kỳ sự chờ đợi nào đều phải trả giá, thậm chí có thể là cái giá rất cao nếu chậm trễ.
Vì thế, việc tiếp thu, sửa đổi các chính sách về pháp luật kinh doanh cần nhanh chóng và hiệu quả hơn để các quy đinh sớm đi vào thực tế. Đặc biệt, các cơ quan quản lý cần phân biệt rõ về quy định pháp luật với những quy định về quản lý, không thể lẫn lộn việc dùng pháp luật để làm công cụ quản lý, để làm thay cơ quan quản lý nhiều hơn là sử dụng pháp luật để bảo vệ sự công bằng, bảo vệ lợi ích chính đáng của các chủ thể trong nền kinh tế.
Ông có đề xuất gì để hoàn thiện pháp luật về kinh doanh?
Nhiều chính sách pháp luật chưa đưa ra một cách thoả đáng. Chẳng hạn, liên quan đến kinh doanh, hiện có nhiều lĩnh vực kinh doanh mới còn “non trẻ” nhưng lại rất được coi trọng và giàu tiềm năng thu hút đầu tư, gia nhập chuỗi giá trị toàn cầu như bán dẫn, công nghiệp hỗ trợ… nhưng vẫn chưa có những quy định riêng và mới được đưa vào những thông tư, nghị định hướng dẫn chung. Vì thế, các cơ quan quản lý cần nhanh chóng bổ sung quy định riêng cho những lĩnh vực mới để tạo cơ chế thông thoáng, thúc đẩy doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư.
Hay với pháp luật về thương mại, dù từ năm 2005, khi Việt Nam gia nhập WTO thì chúng ta đã nhanh chóng hoàn thiện nhiều luật như về cạnh tranh, thương mại, giao dịch điện tử, sở hữu trí tuệ, đầu tư… nhưng cũng đã qua nhiều năm thì cần phải tiếp tục có những đánh giá tổng thể, đi theo xu hướng của dòng chảy thương mại quốc tế để tìm ra những vấn đề cần và đủ cho các luật.
Nhìn chung, bất kỳ bộ luật, quy định nào cũng cần được định hướng một cách mạch lạc, rõ ràng, có lộ trình thực hiện hiệu quả, giúp giảm bớt chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho sản xuất… Đặc biệt, các quy định cần có tính dự báo, dự đoán để các doanh nghiệp chủ động hơn với các chiến lược, phương án kinh doanh dài hạn.
Sự hợp tác, kết nối giữa doanh nghiệp với các cơ quan chức năng trong xây dựng và thực thi pháp luật hiện như thế nào, thưa ông?
Tôi cho rằng đội ngũ thực thi pháp luật và đội ngũ bảo vệ pháp luật cần tuân thủ các quy định cũng như đưa ra các chế tài xử lý mạnh mẽ hơn cho những hành vi gây khó dễ cho doanh nghiệp, để thực sự hướng tới Nhà nước pháp quyền. Đồng thời, các cơ quan chức năng cần tăng cường phổ biến pháp luật, truyền thông rộng rãi hơn để tăng tính tuân thủ cho các đối tượng chịu tác động.
Hiện khi ban hành các văn bản pháp luật, các cơ quan chức năng đã tăng cường đối thoại, tham vấn lấy ý kiến góp ý từ doanh nghiệp. Trong đó, cơ quan Hải quan đã có nhiều hoạt động, hội nghị, hội thảo tham vấn ý kiến doanh nghiệp, phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp, từ đó khơi thông những khó khăn vướng mắc trong hoạt động xuất nhập khẩu. Đây cũng được xem là một trong những động lực giúp tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước trong thời gian qua.
Vì thế, thời gian tới, những hoạt động này cần tiếp tục phát huy theo chiều sâu và rộng rãi hơn bởi nhiều ngành nghề có tính chất đặc thù, hàm lượng chuyên môn cao, mang nặng tính chuyên ngành thì cần những ý kiến thực tế từ hoạt động doanh nghiệp thì mới có thể sửa đổi quy định phù hợp và thiết thực.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Đổi mới phương thức xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đặc sản địa phương
16:20 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
16:45 | 06/01/2025 Xuất nhập khẩu
Câu chuyện thành công trên Amazon: Lời khẳng định cho tiềm năng sản xuất của Việt Nam
14:26 | 06/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cá tra đặt mục tiêu 2 tỷ USD năm 2025
16:40 | 05/01/2025 Kinh tế
Kỳ vọng tích cực cho xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ
08:42 | 02/01/2025 Kinh tế
Thương hiệu du lịch TP Hồ Chí Minh vươn tầm quốc tế
16:46 | 31/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hệ thống NAPAS xử lý 9,56 tỷ giao dịch, tăng hơn 14% về giá trị giao dịch
Các cơ quan Trung ương trên địa bàn Thái Bình nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ
Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025
Jaecoo J7 ICE: Sự kết hợp tinh tế giữa thiết kế mạnh mẽ và công nghệ tiên tiến
SHB đồng hành cùng ngành y tế, giáo dục chuyển đổi số toàn diện
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics