Có thể tháo gỡ các khuyến nghị của EC trước “giờ G”?
“Chạy nước rút” trước kỳ kiểm tra IUU của EC Tăng tốc gỡ “thẻ vàng” IUU tháo “nút thắt” xuất khẩu hải sản sang EU Doanh nghiệp thủy sản kiến nghị Thủ tướng tháo gỡ nhiều vướng mắc |
Tổ công tác tàu CSB 1011 tuyên truyền về chống khai thác IUU cho ngư dân. Ảnh: CSB |
Gần 100% tàu cá trên 15m đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả làm việc với EC về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) cho biết, sau đợt thanh tra lần thứ 4, EC tiếp tục đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong chống khai thác IUU, nhất là việc cơ quan thẩm quyền đã hoàn thiện khung pháp lý và một số cải thiện trong quản lý đội tàu, truy xuất nguồn gốc, xử phạt các hành vi khai thác IUU.
Để gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” cho Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị cần khẩn trương giải quyết dứt điểm các tồn tại, hạn chế tại địa phương; đạt được những chuyển biến tích cực trong triển khai thực hiện Nghị định số 37/2024/NĐ-CP và Nghị định số 38/2024/NĐ-CP của Chính phủ. Bên cạnh đó, EC cũng đề nghị cập nhật, báo cáo tiến độ kết quả chống khai thác IUU, thực hiện các khuyến nghị của EC trước ngày 15/9/2024 để xem xét, đánh giá tình hình thực hiện và sẽ quyết định thời gian sang thanh tra lần thứ 5 tại Việt Nam để đưa ra quyết định có thể gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” trên cơ sở kết quả thực tế. |
Đồng thời, EC cũng ghi nhận Việt Nam đạt tỷ lệ gần 100% tàu cá trên 15m đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Mặc dù vậy, EC khuyến cáo Việt Nam cần ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài, quyết liệt hơn nữa trong xử phạt các hành vi khai thác IUU. Đặc biệt là hành vi ngắt kết nối VMS, khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài. Về theo dõi, kiểm soát và giám sát hoạt động tàu cá tại cảng, theo báo cáo sản lượng thủy sản từ khai thác được bốc dỡ qua cảng theo quy định còn thấp so với đội tàu cá do đó cần phải có biện pháp giám sát chặt chẽ sản lượng thủy sản từ khai thác tại địa phương (kể cả các cảng cá, bến cá tư nhân, truyền thống) đảm bảo truy xuất được nguồn gốc, đồng thời các sản phẩm thủy sản từ khai thác không cập cảng theo quy định không được xuất khẩu sang thị trường châu Âu.
Trong số các tỉnh, thành phố ven biển trong cả nước, hiện Quảng Ngãi là một trong những địa phương có số lượng tàu cá vi phạm lớn nhưng chưa được xử lý dứt điểm. Tính đến tháng 5/2024, tổng số tàu cá được cấp giấy phép khai thác thủy sản theo hạn ngạch là 3.665 tàu cá, đạt 86,62%. Trong đó, tàu có chiều dài từ 15m trở lên là 2.921 chiếc, đạt 94,41%. Đối với tàu cá từ 15m trở lên (do địa phương quản lý), lũy kế đến tháng 5/2024, có 558 tàu cá vi phạm mất kết nối trên biển trên 10 ngày, nhưng mới xử lý được 256 tàu, còn 302 tàu cá (còn thời hạn, thời hiệu) chưa xử lý. Qua hệ thống giám sát, cơ quan chức năng đã phát hiện 250 tàu cá vượt ranh giới cho phép trên biển, đã xử lý 34 trường hợp, còn 216 tàu cá chưa xử lý. Đối với tàu cá có chiều dài từ 24m trở lên theo thông báo của Cục Thủy sản, lũy kế đến tháng 5/2024, có 59 tàu cá mất kết nối, đã xử lý 8 tàu, còn 51 tàu cá vi phạm (còn thời hạn, thời hiệu) chưa xử lý...
Phát biểu tại hội nghị hướng dẫn xử lý vi phạm quy định về giám sát hành trình tàu cá (VMS) và triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản điện tử (eCDT), ông Nguyễn Văn Mười, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Ngãi cho biết, việc xử phạt các tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát hành trình trên địa bàn gặp một số khó khăn. Ngoài nội dung về mất kết nối thiết bị thì việc quản lý, giám sát sản lượng khai thác, truy xuất nguồn gốc hải sản ở nước ta vẫn chưa tốt.
Triển khai truy xuất nguồn gốc thủy sản qua phần mềm eCDT
Để giải quyết được tình trạng trên, Cục Thủy sản đã xây dựng và triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản điện tử (eCDT). Hệ thống này sẽ liên thông đồng bộ dữ liệu hoạt động của tàu cá, kiểm soát sản lượng thủy sản từ khai thác, công tác xác nhận, chứng nhận nguồn gốc tại cảng cá, chi cục thủy sản và cơ sở, doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu thủy sản… đảm bảo kiểm soát được tính minh bạch, hợp pháp đối với các sản phẩm thủy sản khai thác xuất khẩu. Theo đánh giá của các chuyên gia, việc triển khai eCDT là một bước tiến quan trọng trong nỗ lực gỡ bỏ cảnh báo "Thẻ vàng" của EC và nâng cao hiệu quả quản lý ngành thủy sản.
Ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản cho biết, hiện nay, eCDT đã được triển khai hướng dẫn ở nhiều cảng cá và sẽ tiếp tục hoàn thiện và tiến tới triển khai đồng bộ, thống nhất trên cả nước. Trong thời gian tới, sẽ vận động các chủ tàu sử dụng phần mềm truy xuất trên các máy tính bảng. Đồng thời, các cảng cá, Chi cục Thủy sản các tỉnh có hướng dẫn, đồng hành với doanh nghiệp để doanh nghiệp sử dụng phần mềm này nhằm liên thông các số liệu với nhau nhằm đảm bảo tính minh bạch. Đối với vấn đề tàu cá mất kết nối, Cục trưởng Cục Thủy sản mong muốn các địa phương ven biển chia sẻ kinh nghiệm trong việc xử phạt, phân loại rõ ràng, có con số cụ thể các tàu cá không hoạt động, nằm bờ để có các phương án xử lý. Những tàu tham gia hoạt động trên biển phải đảm bảo chuẩn chỉ theo quy định.
“Tháng 10/2024, dự kiến đoàn EC sang Việt Nam, nếu cơ quan chức năng ‘bó tay’ với vi phạm khai thác IUU thì có thể từ “Thẻ vàng” thành “Thẻ đỏ”, nên hành vi vi phạm vùng biển nước ngoài phải giảm. Phải nghiêm túc quản lý tàu từ xuất bến, khai thác trên biển, sản lượng qua cảng và xử phạt vi phạm. Chúng ta tự hào xuất khẩu thủy sản lớn thứ 3 thế giới, nhưng quản lý và truy xuất vẫn đứng ngoài bảng 100 của thế giới. Vì vậy, phải đồng bộ trong quản lý, truy xuất nguồn gốc, minh bạch trong nguồn gốc xuất xứ, chế biến xuất khẩu, như vậy mới định hình thương hiệu thủy sản Việt Nam, giúp ngành thủy sản phát triển bền vững”, ông Trần Đình Luân nhấn mạnh.
Tin liên quan
EU và Anh đạt thỏa thuận hợp tác trong vấn đề cạnh tranh
09:50 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Châu Âu đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng số
09:49 | 10/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vướng mắc về nguyên liệu thủy sản sẽ được rà soát, tháo gỡ sau kỳ kiểm tra của EC
16:10 | 29/09/2024 Kinh tế
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
Doanh nghiệp đồng thuận, đánh giá cao hỗ trợ của Hải quan Quảng Ngãi
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics