Có sàn giao dịch nợ, không cần gia hạn Nghị quyết 42
Chuyên gia tài chính - ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu. |
Ông đánh giá như thế nào về thông tin Sàn giao dịch nợ sẽ ra đời vào khoảng quý 3/2021?
Đây thực sự là thông tin vui với thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam. Dịch bệnh Covid-19 đang làm tăng nợ xấu tại các ngân hàng, nên việc giải quyết nợ xấu lại càng khẩn trương. Hơn nữa, tới nay, Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng được Quốc hội đã thực thi được hơn 4 năm và sẽ hết hiệu lực trong hơn 1 năm nữa, sẽ khiến áp lực xử lý nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng là rất lớn.
Ngoài ra, thực tế việc xử lý nợ xấu tại nước ta cho thấy, việc mua bán nợ xấu chỉ diễn ra chủ yếu với VAMC, Công ty TNHH MTV Mua bán nợ Việt Nam (DATC) hoặc giữa các công ty mua bán nợ (AMC) của từng ngân hàng. Trong đó, với VAMC, việc mua bán nợ thực tế chỉ ở trên sổ sách, VAMC chỉ trả bằng trái phiếu có kỳ hạn giúp các ngân hàng “làm đẹp” các khoản nợ, sau đó các ngân hàng vẫn phải tự xử lý. Nên có thể nói cách thức này chỉ là chuyển đổi khoản nợ. Vấn đề nữa là có nhiều khoản nợ được các ngân hàng rao bán cho nhau, qua các AMC. Nhưng nhiều nhà đầu tư khác cũng muốn mua nợ, kể cả nhà đầu tư nước ngoài. Trong khi thị trường mua bán nợ xấu của Việt Nam vẫn “eo hẹp”, vấn đề thủ tục pháp lý quá rườm rà, nhất là những vấn đề liên quan đến chuyển nhượng tài sản, khiến các nhà đầu tư nước ngoài khó tham gia.
Vì thế, việc thành lập và cho sàn giao dịch nợ đi vào hoạt động sẽ giúp nhiều thành phần cùng tham gia, giúp hoạt động mua bán nợ theo đúng cơ chế kinh tế thị trường – thuận mua vừa bán. Đặc biệt, với việc thành lập sàn giao dịch nợ thì có lẽ cũng không cần gia hạn Nghị quyết 42, nhưng nếu không có thì Nghị quyết 42 sẽ cần phải gia hạn thêm 3 năm nữa.
Tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang phức tạp tại Việt Nam, xin ông cho biết điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động của sàn giao dịch nợ cũng như việc định giá các khoản nợ?
Tình hình dịch Covid-19 còn khó lường, chưa biết chừng nào mới hết dịch, nên chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của sàn giao dịch nợ khi đi vào hoạt động. Thực tế cho thấy, dịch bệnh đang làm giá trị món nợ, nhất là giá trị tài sản đảm bảo đi xuống, việc xử lý nợ càng khó khăn hơn. Gần đây, hàng loạt ngân hàng rao bán tài sản đảm bảo là ô tô, bất động sản, nhà máy… nhưng vẫn ít người mua.
Với tình hình như trên, theo ông, để sàn giao dịch nợ được thực hiện thông suốt cần những điều kiện gì?
Việc thực thi thành công sàn giao dịch nợ xấu, theo tôi, cần phải đặt dưới một số điều kiện.
Thứ nhất là phải sửa đổi, bổ sung về thành phần tham gia vào thị trường mua bán nợ xấu. Như tôi đã nói ở trên, hiện thành phần tham gia xử lý nợ xấu ở Việt Nam chủ yếu là VAMC, DATC và các AMC của ngân hàng. Nên nếu muốn tổ chức một thị trường mua bán nợ rộng rãi, thì sàn giao dịch cần nợ xấu phải mời được các tổ chức kinh tế, cá nhân cùng tham gia. Nhưng để thực hiện được thì sàn giao dịch nợ xấu phải được tổ chức quy củ, có khung pháp lý. Ngân hàng Nhà nước nên đứng ra chủ trì xây dựng khung pháp lý cho sàn giao dịch này.
Theo đó, tất cả thành phần tham gia chính thức vào sàn đều phải đăng ký, đòi hỏi yêu cầu thông tin cụ thể về vốn điều lệ, trụ sở của doanh nghiệp, ban lãnh đạo… để phòng tránh và xử lý rốt ráo những trường hợp lừa đảo, thông tin không chính xác…
Thứ hai, thị trường mua bán nợ xấu phải có cơ quan chủ trì, nên vấn đề đặt ra là cơ quan nào nên đứng ra chủ trì. Thực tế, VAMC có thể đứng ra chủ trì, nhưng e rằng sẽ thành kiểu “vừa đá bóng vừa thổi còi” thì không nên, vì VAMC cũng tham gia, cũng chịu sự điều chỉnh của thị trường mua bán nợ. Nên theo tôi, cơ quan chủ trì phải là cơ quan đứng ngoài, cũng có thể là Ngân hàng Nhà nước, hoặc Bộ Tài chính, hoặc cơ quan nào đó do Chính phủ đề nghị để quản lý thị trường, chẳng hạn là Ủy ban mua bán nợ quốc gia (?).
Thứ ba, về thị trường, tôi đề nghị không những chỉ các khoản nợ xấu mới được giao dịch trên sàn mua bán nợ xấu, mà có thể là tất cả các khoản nợ. Thị trường mua bán nợ tại Mỹ cũng đang thực hiện theo phương thức này. Chẳng hạn, một ngân hàng trước tập trung cho vay bất động sản, nhưng lại muốn thay đổi chiến lược sang tài chính tiêu dùng thì có thể bán lại khoản nợ cũ cho đối tác, nghĩa là bao gồm cả khoản nợ tốt, đang có hiệu lực.
Cuối cùng là cả cả hệ thống pháp luật cần rà soát và thay đổi, nhất là những vấn đề liên quan đến tài sản thế chấp. Bởi việc mua bán nợ chủ yếu nhắm vào tài sản thế chấp, 80% tài sản thế chấp lại là bất động sản. Nên việc chuyển nhượng, thừa kế tài sản bất động sản phải rất thông thoáng thì thị trường mua bán nợ mới hoạt động được. Hơn nữa, việc mua bán, giao dịch nợ xấu phải thực hiện theo cơ chế thị trường, giá mua – bán là sự đồng thuận giữa bên mua và bên bán. Cơ quan quản lý không nên can thiệp vào giá mua – bán, giá nợ xấu không xấu lắm thì chiết khấu 5-10%, nếu quá tệ thì có thể chiều khấu lên tới 90%... Cơ quan quản lý chỉ nên đưa ra quy định để thị trường tự vận hành.
Rõ ràng, với những điều kiện như trên thì có thể cần ít nhất 1 năm nữa, sàn giao dịch nợ mới có thể thực hiện được thông suốt. Còn thời điểm quý 3/2021 như lãnh đạo VAMC đưa ra là bắt đầu đi vào tiến trình xây dựng, nên các cơ quan chức năng cần hoàn thiện những vấn đề còn vướng mắc.
Xin cảm ơn ông!
Vào cuối tháng 4/2021, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành văn bản số 2973/NHNN-TTGSNH chấp thuận chủ trương thành lập Sàn giao dịch nợ VAMC theo mô hình chi nhánh. Vì thế, VAMC đã thành lập Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam - Chi nhánh Sàn giao dịch nợ (tên viết tắt: Sàn giao dịch nợ VAMC), cũng như ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Sàn giao dịch nợ VAMC. Ngoài ra, VAMC cũng đã triển khai thủ tục đăng ký hoạt động của Sàn giao dịch nợ VAMC theo mô hình chi nhánh và đã được Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động. Theo VAMC, Sàn giao dịch nợ VAMC ra đời với hoạt động trọng tâm là cung cấp các dịch vụ tư vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản của các tổ chức, cá nhân thông qua việc sử dụng các kiến thức chuyên môn để phát hiện vấn đề, đề xuất các giải pháp liên quan đến hoạt động mua, bán nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu và làm trung gian, dàn xếp việc mua bán nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu giữa các bên. Sàn giao dịch nợ VAMC được thành lập để hướng tới mục tiêu tạo lập, cung cấp một loại hình dịch vụ mới, chuyên nghiệp, hiệu quả trong hoạt động xử lý nợ xấu từ đó nâng cao vị thế, vai trò của VAMC, qua đó góp phần xử lý nhanh, dứt điểm nợ xấu, thúc đẩy thị trường mua bán nợ phát triển với VAMC đóng vai trò trung tâm của thị trường. Hiện 21 tổ chức tín dụng đã tất toán hết trái phiếu đặc biệt tại VAMC. Lũy kế từ khi thành lập đến hết năm 2020, VAMC cùng các tổ chức tín dụng đã xử lý trên 290.000 tỷ đồng nợ xấu, trong đó, tổ chức này thu hồi nợ đạt gần 167.000 tỷ đồng. Riêng năm nay, VAMC đã phối hợp với tổ chức tín dụng xử lý trên 46.000 tỷ đồng, thu hồi nợ từ trái phiếu đảm bảo trên 14.000 tỷ đồng. |
Tin liên quan
Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
14:17 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Công tác chuẩn bị tài chính cho dự án đường tốc độ cao đã sẵn sàng
21:47 | 29/10/2024 Kinh tế
Chính sách tài khoá cần trở lại trạng thái bình thường trong giai đoạn mới
14:54 | 29/10/2024 Tài chính
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK