Cơ hội hợp tác và kết nối cho thị trường bảo hiểm ASEAN phát triển bền vững, toàn diện
Ông Ngô Việt Trung, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) |
Ông nhận định như thế nào về sự phát triển của thị trường bảo hiểm khu vực ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng?
Năm 2023, cũng giống như một số nước trong khu vực, thị trường bảo hiểm Việt Nam cũng gặp một số thách thức. Tuy nhiên, nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Bộ Tài chính và đơn vị liên quan, sự nỗ lực của doanh nghiệp, sự đồng hành của người dân… nhiều giải pháp đã được tăng cường và bước đầu mang lại hiệu quả. Thị trường bảo hiểm Việt Nam kỳ vọng sẽ có sự phát triển theo hướng chất lượng, lành mạnh và bền vững hơn. |
Bất chấp những thách thức toàn cầu đang diễn ra, các nền tảng kinh tế vĩ mô cơ bản của khu vực ASEAN vẫn mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi các gói kích thích tài khóa và tiền tệ quy mô lớn, cũng như mức tiêu dùng và mở rộng thương mại lớn.
Cùng với đà phục hồi kinh tế, ASEAN cũng tiếp tục chứng kiến sự phát triển trong lĩnh vực bảo hiểm khi tăng trưởng tổng phí bảo hiểm được duy trì và tổng tài sản bảo hiểm cũng tăng lên với sự gia nhập của các công ty mới trên thị trường; cơ hội phát triển ngành bảo hiểm do số hóa, hợp tác chặt chẽ trong khu vực…
Tại Việt Nam, với 30 năm hình thành và phát triển, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có những bước phát triển đáng ghi nhận, như hệ thống khuôn khổ pháp lý đối với kinh doanh bảo hiểm liên tục được hoàn thiện; thị trường có sự tham gia của nhiều loại hình doanh nghiệp bảo hiểm, các sản phẩm bảo hiểm đã phong phú hơn…
Trong giai đoạn từ 2013 đến 2022, doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường tại Việt Nam tăng trưởng trung bình 18,3%, trong đó, doanh thu thị trường phi nhân thọ tăng bình quân 11,6%; doanh thu nhân thọ tăng trung bình 23,3%.
Với Việt Nam, theo ông, đâu là giải pháp để thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển hội nhập và tương xứng với tiềm năng hiện có?
Trong tương quan với khu vực và thế giới, quy mô của thị trường bảo hiểm Việt Nam còn khá khiêm tốn, trong khi tiềm năng của thị trường còn lớn – đây là dư địa cho thị trường phát triển tích cực hơn trong thời gian tới. Hiện nhiều giải pháp quan trọng đã được triển khai nên thị trường bảo hiểm Việt Nam kỳ vọng sẽ có bước chuyển tích cực về mặt chất lượng, tạo điều kiện quan trọng cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo.
Thời gian tới, việc tăng cường hợp tác quốc tế hiệu quả cũng là một giải pháp quan trọng cần chú trọng. Trong khu vực ASEAN, Hội nghị các cơ quan quản lý bảo hiểm khu vực ASEAN (AIRM) và Hội nghị Hội đồng bảo hiểm ASEAN (AIC) được coi là những hoạt động trung tâm của hoạt động hợp tác bảo hiểm; qua đó cùng chia sẻ, cập nhật thông tin, kinh nghiệm quản lý, giám sát thị trường bảo hiểm toàn diện, bền vững.
Chúng tôi hy vọng rằng, với sự hợp tác chặt chẽ trong nội khối, trong đó có tiến trình hợp tác tài chính, bảo hiểm, lĩnh vực bảo hiểm sẽ đạt được nhiều thành tựu hơn nữa, góp phần tích cực trong tiến trình phát triển kinh tế-xã hội mỗi nước cũng như trong toàn khu vực.
Từ ngày 5-8/12, Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị các cơ quan quản lý bảo hiểm khu vực ASEAN lần thứ 26 (AIRM26th) và Hội nghị Hội đồng bảo hiểm ASEAN lần thứ 49 (AIC49th). Xin ông chia sẻ về những nội dung quan trọng cũng như chuỗi hoạt động lớn liên quan tới hai Hội nghị tầm cỡ khu vực lần này?
Nhằm đẩy nhanh quá trình hội nhập khu vực, thực hiện sáng kiến của Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ nhất tại Thái Lan năm 1997, từ năm 1998, các nước thành viên ASEAN đã thống nhất tổ chức Hội nghị các nhà quản lý bảo hiểm ASEAN (AIRM) trên cơ sở luân phiên, định kỳ hàng năm. Lãnh đạo các cơ quan quản lý bảo hiểm của các nước thành viên đăng cai tổ chức sẽ giữ vai trò chủ trì Hội nghị trên cơ sở luân phiên hằng năm theo vần chữ cái a, b, c. Song song với Hội nghị AIRM, Hội nghị Hội đồng bảo hiểm ASEAN (AIC) là Hội nghị của khối doanh nghiệp bảo hiểm, Hiệp hội Bảo hiểm do Hiệp hội Bảo hiểm của nước chủ nhà chủ trì cũng được tổ chức.
Do nằm trong khuôn khổ của Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN và Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN nên Chương trình họp của Hội nghị AIRM được bám sát và nhằm thực hiện Nghị quyết của 2 hội nghị cấp cao này.
Về cơ bản, chương trình họp AIRM có 6-7 nội dung, trong đó có 5 nội dung được cố định, duy trì và kết nối qua các năm. Các nội dung cố định này do Ban Thư ký ASEAN và đại diện các Ủy ban chuyên trách ASEAN tổng hợp, cập nhật thông tin từ các nước thành viên và thực hiện báo cáo tại hội nghị.
Tại hội nghị lần này, các cơ quan quản lý và khối doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thảo luận và đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN, tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, vì sự phát triển của lĩnh vực bảo hiểm của mỗi nước và khu vực, hướng tới mục tiêu hội nhập cộng đồng chung ASEAN.
Tiến trình hội nghị gồm hai hội nghị chính là Hội nghị Các Cơ quan quản lý bảo hiểm ASEAN và Hội nghị Hội đồng bảo hiểm ASEAN. Ngoài ra, năm nay sẽ có thêm các cuộc họp, sự kiện liên quan, trong đó có Hội nghị Thượng đỉnh về bảo hiểm khu vực ASEAN (ASEAN Insurance Summit).
Với những cơ hội và thách thức như trên, là nước chủ nhà năm nay, cơ quan quản lý thị trường bảo hiểm Việt Nam sẽ “thể hiện” thế nào để làm nổi bật lên chủ đề “Bền vững, toàn diện và kết nối”?
Hội nghị AIRM26th và AIC49th với chủ đề “Bền vững, toàn diện và kết nối”. Tên chủ đề này được cân nhắc, xây dựng trên cơ sở bao quát các nội dung họp gần đây của AIRM như bảo hiểm bền vững, tài chính toàn diện, xu thế công nghệ hóa và kết nối giữa các nước ASEAN trong phát triển kinh tế, tài chính.
Hiện nay, thách thức của thị trường bảo hiểm toàn cầu cơ bản đến từ những thách thức chung từ nền kinh tế, năng lực nhận thức về bảo hiểm còn hạn chế, nhiều sản phẩm bảo hiểm nhưng còn thiếu tính phù hợp, công tác quản trị rủi ro, quy định về kênh phân phối chưa theo sát thay đổi từ thực tiễn của thị trường...
Trong khu vực ASEAN, nhờ lực đỡ từ các nền kinh tế tăng trưởng nhanh, năng động, thị trường bảo hiểm khu vực ASEAN có nhiều điểm sáng hơn. Bên cạnh các yếu tố vĩ mô nền tảng, chúng tôi cho rằng, có sự nỗ lực của các thành viên AIRM trong việc thường xuyên cập nhật, hoàn thiện cơ chế, chính sách, kể cả việc tiên phong áp dụng thí điểm một số cơ chế chính sách nhằm nâng cao sự an toàn về tài chính, tăng cơ hội kinh doanh, tăng khả năng phổ cập về bảo hiểm, tạo điều kiện tiếp cận sản phẩm cho khách hàng; đồng thời, có sự cố gắng của doanh nghiệp bảo hiểm, Hiệp hội bảo hiểm trong việc nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới, nâng cao năng lực tài chính, mở rộng cơ hội kinh doanh…
Tại hội nghị này, dựa trên đề xuất và mong muốn của các nước thành viên tại Hội nghị AIRM năm trước, năm nay, Việt Nam sẽ dành thời lượng để các thành viên tiếp tục thảo luận về sản phẩm bảo hiểm bền vững tại các nước thành viên ASEAN.
Đặc biệt, trong bối cảnh tài chính toàn diện, có nhiều đan xen về dịch vụ tài chính và sự phát triển của các kênh phân phối, nhất là có là sự đa dạng của hệ thống đại lý bảo hiểm, tại hội nghị năm nay, bên cạnh việc tham gia thảo luận về các giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm bền vững đã đề cập tại các hội nghị AIRM trước đây, các nước thành viên tham dự sẽ thảo luận về vấn đề “quản lý đại lý nhằm phát triển bền vững thị trường bảo hiểm”.
Chúng tôi kỳ vọng rằng, đây sẽ là chủ đề hữu ích và nhận được sự quan tâm thảo luận tích cực, sôi nổi từ phía các đại biểu tham dự hội nghị năm nay.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Chưa ghi nhận phản ánh về chậm bồi thường bảo hiểm cho thiệt hại do bão số 3
19:50 | 06/11/2024 Tài chính
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nguồn lực của ngành bảo hiểm Việt Nam còn non trẻ
14:27 | 18/10/2024 Tài chính
Giải ngân đầu tư công nguồn vay nước ngoài đạt 39,06% kế hoạch
20:54 | 03/12/2024 Tài chính
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Xây dựng ngay chương trình công tác năm 2025 để công việc không bị ngắt quãng
15:52 | 03/12/2024 Tài chính
Tạo khuôn khổ pháp lý rõ ràng, đồng bộ trong triển khai thuế tối thiểu toàn cầu
15:12 | 03/12/2024 Tài chính
Đôn đốc thu ngân sách các khoản thu liên quan đất đai trong tháng cuối năm
16:18 | 02/12/2024 Thuế - Kho bạc
Nhiều động lực thúc đẩy thu ngân sách tăng trưởng tích cực
08:57 | 02/12/2024 Tài chính
Thúc đẩy tiến độ đầu tư công các dự án giao thông trọng điểm quốc gia
07:17 | 01/12/2024 Tài chính
Ngành Thuế vượt dự toán thu ngân sách năm 2024
21:21 | 30/11/2024 Thuế - Kho bạc
Infographics: Tiểu sử tân Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng
15:39 | 30/11/2024 Tài chính
Ngành Thuế thi đua nước rút về đích thu ngân sách
08:08 | 30/11/2024 Tài chính
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng: Đảm bảo DNNN hoạt động theo đúng nguyên tắc thị trường
21:20 | 29/11/2024 Tài chính
Chính thức thông qua "1 luật sửa 9 luật" lĩnh vực tài chính
16:14 | 29/11/2024 Tài chính
Khai mạc Diễn đàn "Chính sách tài khoá thúc đẩy tổng cầu, hỗ trợ phát triển nền kinh tế"
12:28 | 29/11/2024 Tài chính
(ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH) Phân quyền mạnh, tạo tính chủ động trong sử dụng ngân sách
09:52 | 29/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan Hòn Gai giúp doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật
Tín dụng cuối năm tiếp tục tăng, nới room để tránh "nơi thừa - nơi thiếu"
Giải ngân đầu tư công nguồn vay nước ngoài đạt 39,06% kế hoạch
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Xây dựng ngay chương trình công tác năm 2025 để công việc không bị ngắt quãng
Phạt tù 2 đối tượng vận chuyển trái phép động vật hoang dã
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn
08:22 | 29/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia