Có gì đáng chú ý trong bức tranh tài chính của doanh nghiệp nhà nước?
Tính đến ngày 31/12/2021, cả nước có 826 doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước, trong đó có 673 DNNN Ảnh: ST |
Tiếp tục xử lý 9 dự án thua lỗ, kém hiệu quả
Theo báo cáo của Chính phủ về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại DN trong phạm vi toàn quốc năm 2021, số lượng DN có vốn nhà nước càng thu hẹp. Các DN 100% vốn Nhà nước đang nắm giữ chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ (0,08%) trong nền kinh tế và hiện đang nắm giữ nguồn lực lớn, khoảng 7% tổng tài sản và 10% vốn chủ sở hữu của toàn bộ DN trong nền kinh tế. Quy mô tài sản bình quân của DN có vốn nhà nước là 4.500 tỷ đồng/DN, tài sản, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước tăng trưởng dương (lãi phát sinh trước thuế bình quân tăng 25%), tạo động lực đáng kể để phát triển kinh tế, đóng góp nguồn thu vào ngân sách nhà nước (lợi nhuận sau thuế và cổ tức/lợi nhuận được chia), tạo việc làm và thu nhập cho người lao động. Cùng với đó, phần lớn các DNNN đã tăng cường công tác quản lý, quản trị doanh nghiệp, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi không để phát sinh tồn đọng tài chính, thường xuyên đối chiếu thu hồi các khoản công nợ, phân tích tuổi nợ, trích lập dự phòng theo quy định. Trong năm 2021, có 4 doanh nghiệp cổ phần hóa với tổng giá trị doanh nghiệp là 333 tỷ đồng, trong đó, giá trị thực tế phần vốn nhà nước là 196 tỷ đồng; thoái vốn tại 18 doanh nghiệp (bao gồm các doanh nghiệp cấp I và doanh nghiệp cấp II) với giá trị 1.665 tỷ đồng, thu về 4.402 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo đánh giá, hiệu quả hoạt động của DN có vốn nhà nước chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ. Hiệu quả đầu tư trong thời gian qua chưa đạt như kỳ vọng khi phê duyệt dự án. Một số dự án có vốn đầu tư lớn nhưng không thành công, rủi ro cao như các dự án tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, khai thác khoáng sản; các dự án đầu tư tại các khu vực bất ổn về kinh tế, chính trị, pháp lý, xã hội, thị trường...; một số dự án có lỗ lũy kế lớn, lỗ liên tiếp trong nhiều năm, phương thức tái cấu trúc chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, công tác đổi mới quản trị DN trong điều hành sản xuất kinh doanh còn chậm, chưa thực sự hướng theo các nguyên tắc và thông lệ quốc tế tốt, phù hợp với kinh tế thị trường hiện đại; chi phí sản xuất kinh doanh còn lớn, công nghệ và công cụ quản trị kinh doanh chậm đổi mới.
Cùng với đó, việc xử lý các dự án thua lỗ, kém hiệu quả chưa được giải quyết triệt để làm ảnh hưởng đến việc cơ cấu lại DNNN. Các tồn tại, vướng mắc tập trung ở 3 nhóm vấn đề: xử lý dứt điểm tranh chấp, vướng mắc để quyết toán hợp đồng EPC, quyết toán toàn bộ dự án; khó khăn về tài chính, cơ cấu lại nợ; xây dựng phương án thoái vốn. Đến nay, theo báo cáo của Chính phủ, đã xử lý đưa ra khỏi danh sách 3 dự án, còn 9 dự án vẫn đang tiếp tục xử lý, song tình hình hoạt động vẫn rất khó khăn (còn thua lỗ hoặc dở dang, dừng hoạt động).
21% số DNNN còn lỗ lũy kế
Tính đến ngày 31/12/2021, cả nước có 826 doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước, trong đó có 673 DNNN. Tổng hợp tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2021 của 673 DNNN cho thấy, tổng tài sản là gần 3,65 triệu tỷ đồng, tăng 1% so với năm 2020. Tỷ trọng tài sản cố định bình quân chiếm 33% tổng tài sản, trong đó, khối các tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ - con có tổng tài sản là hơn 3,35 triệu tỷ đồng, chiếm 92% tổng tài sản của các DNNN. Vốn chủ sở hữu của 673 DN là hơn 1,75 triệu tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2020, trong đó, khối các tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ - con là hơn 1,57 triệu tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2020, chiếm 90% tổng vốn chủ sở hữu của các DNNN. Cũng theo báo cáo của Chính phủ, tổng giá trị vốn Nhà nước đang đầu tư tại các DNNN là hơn 1,66 triệu tỷ đồng, tăng 4% so với năm 2020, trong đó, DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là hơn 1,5 triệu tỷ đồng và DN do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ là 156.069 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, tổng doanh thu của khối DNNN đạt hơn 2,04 triệu tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2020, trong đó, khối các tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ - con là hơn 1.89 triệu tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2020, chiếm 93% tổng doanh thu của các DNNN. Lãi phát sinh trước thuế của các DN này đạt 198.672 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2020, trong đó, khối các tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ - con là 184.647 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2020, chiếm 93% tổng lãi phát sinh trước thuế của các DNNN. Đáng chú ý, số liệu cho thấy có 58/673, chiếm 9% tổng số DNNN có lỗ phát sinh với tổng số lỗ phát sinh là 15.785 tỷ đồng. Đồng thời, có 138/673, chiếm 21% tổng số DNNN còn lỗ lũy kế với tổng số lỗ lũy kế là 50.125 tỷ đồng. Các khoản phải thu là 480.532 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2020, trong đó, nợ phải thu khó đòi là 46.269 tỷ đồng, chiếm 10% tổng số các khoản phải thu và các DNNN đã trích lập dự phòng được 33.045 tỷ đồng.
Đối với các doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước (Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống), theo báo cáo, tổng tài sản năm 2021 là 101.862 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2020. Vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính hợp nhất là 39.582 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2020, trong đó, vốn nhà nước góp tại các DN này là 6.737 tỷ đồng, tương đương với năm 2020, trung bình chiếm 25% tổng vốn điều lệ của các DN. Tuy nhiên, vẫn còn có một số DN sau khi chuyển đổi hoạt động chưa hiệu quả, kinh doanh thua lỗ nên không bảo toàn được vốn chủ sở hữu (âm vốn chủ sở hữu) như: Công ty mẹ - Tổng công ty Sông Hồng, Nhà nước nắm giữ 49,04% (âm vốn chủ sở hữu 791 tỷ đồng); Công ty liên doanh Hải Thành – TP Hải Phòng, Nhà nước nắm giữ 17,65% (âm vốn chủ sở hữu 153 tỷ đồng); Công ty Cổ phần Lương thực & Dịch vụ Quảng Nam, Nhà nước nắm giữ 47,64% vốn điều lệ (âm vốn chủ sở hữu 118 tỷ đồng); Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Đà Nẵng, Nhà nước nắm giữ 19,47% vốn điều lệ (âm vốn chủ sở hữu 41 tỷ đồng); Công ty Cổ phần điện tử điện lạnh và dịch vụ tổng hợp Nam Định, Nhà nước nắm giữ 33,3% vốn điều lệ (âm vốn chủ sở hữu 7,6 tỷ đồng)...
Tin liên quan
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
12:59 | 22/11/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
19:43 | 19/11/2024 Tài chính
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:50 | 17/11/2024 Tài chính
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
Triệt để cắt giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách để dành chi đầu tư phát triển
20:39 | 15/11/2024 Tài chính
Thúc đẩy kinh tế tư nhân nhờ nghiên cứu và hợp tác tài chính - kế toán
20:28 | 15/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics