Chuyện về “cửa khẩu hàng không” ở biên giới Cao Bằng!
Sự vắng vẻ ở cửa khẩu Sóc Giang dù trong đầu buổi sáng của một ngày giữa tuần . |
Trong chuyến công tác lên Cao Bằng để viết bài về đơn vị hải quan cửa khẩu cho số Báo đặc biệt kỷ niệm 75 thành lập Hải quan Việt Nam(10/9/1945 -10/9/2020), chúng tôi được lãnh đạo và cán bộ công chức Cục Hải quan Cao Bằng giới thiệu và chia sẻ về “chi cục hải quan cửa khẩu hàng không” duy nhất ở vùng biên Đông Bắc này- Chi cục Hải quan cửa khẩu Sóc Giang.
Nhân dịp vừa về dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Cục Hải quan Cao Bằng, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Sóc Giang Phạm Anh Tùng trực tiếp đưa chúng tôi từ TP Cao Bằng vào thăm đơn vị.
Phóng viên Báo Hải quan và lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu Sóc Giang tại cột mốc chủ quyền tại cửa khẩu. Ảnh: Quang Hùng |
Cửa khẩu Sóc Giang (xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng) nằm cách trung tâm TP Cao Bằng khoảng 60 km. Từ TP Cao Bằng chúng tôi đi đường Hồ Chi Minh về phía Bắc theo hướng khu tích lịch sử quốc gia đặc biệt Pác Bó (xã Trường Hà, huyện Hà Quảng). Tuyến đường về Pác Bó- nơi Bác Hồ lần đầu tiên đặt chân về nước sau 30 năm bôn ba tìm được cứu nước (năm 1941) được đầu tư khá đẹp để nhân dân cả nước thuận tiện về tham quan các di tích gắn liên với hình ảnh của “Vị cha già dân tộc”. Dọc đường đi, có khá nhiều phương tiện đồng hành cùng chúng tôi- hình ảnh khác với sự vắng vẻ ở nhiều tuyến đường lên các khu vực biên giới, cửa khẩu khác của Cao Bằng.
Nhưng khi đến ngã ba Đôn Chương (huyện Hà Quảng)- cách Pác Bó chừng 10 km, trong khi đường về khu tích lịch sử quốc gia đặc biệt lượng phương tiện vẫn khá tấp nập thì đường rẽ vào cửa khẩu Sóc Giang lại thưa vắng.
Lúc này, Chi cục trưởng Phạm Anh Tùng mới “bật mí”, biệt danh “cửa khẩu hàng không” của Sóc Giang chính bởi lượng hàng hóa ở đây rất ít. Quả thực, từ ngã ba Đôn Chương vào cửa khẩu Sóc Giang đường sá được đầu tư, thảm nhựa đẹp nhưng hầu như chúng tôi không bắt gặp một chuyến xe vận tải hàng hóa nào.
Trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu Sóc Giang. Ảnh: Thái Bình. |
Chi cục trưởng Phạm Anh Tùng chia sẻ: Sóc Giang là một trong những cửa khẩu được hình thành sớm nhất ở Cao Bằng từ năm 1952 khi Cục Hải quan Cao Bằng được thành lập. Thời điểm hình thành, cửa khẩu Sóc Giang chủ yếu thực hiện nhiệm vụ quan trọng là tiếp nhận hàng hóa viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa. Sau chiến tranh biên giới, đến cuối năm 1988, đầu năm 1989, Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ và hoạt động trao đổi hàng hóa ở biên giới Cao Bằng đã có sự cải thiện.
“Tuy nhiên, ở cửa khẩu Sóc Giang lượng hàng hóa xuất nhập khẩu thưa vắng, kim ngạch ít hơn nhiều so với các cửa khẩu lớn ở Cao Bằng như Tà Lùng, Trà Lĩnh nên mọi người gọi vui là cửa khẩu hàng không”- Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Sóc Giang tâm sự.
Đến nơi, chúng tôi lên thẳng cửa khẩu. Nhưng dù đầu giờ làm việc buổi sáng của một ngày giữa tuần nhưng cả khu vực hiện lên một không gian yên tĩnh, không hề có một hoạt động xuất nhập khẩu, cũng không có bóng dáng của một container, hay ô tô tải nào…! Trong tòa nhà làm việc liên hợp và các trụ sở ở khu vực cửa khẩu chỉ có sự hiện diện của một số công chức Hải quan, các chiến sỹ Biên phòng, Y tế...
Trở về trụ sở Chi cục, lần giở dữ liệu về hoạt động của đơn vị, Chi cục trưởng Phạm Anh Tùng chỉ cho chúng tôi thấy có những năm kim ngạch xuất nhập khẩu tại đơn vị chỉ được vài trăm nghìn đến vài triệu hoặc vài chục USD, vì thế mà số thu cũng rất khiêm tốn. Đơn cử như năm 2017, tại Chi cục có 23 doanh nghiệp làm thủ tục, với 202 tờ khai, bình quân chưa được 1 bộ tờ khai/ngày. Hàng xuất khẩu chủ yếu là hạt điều, hàng nhập khẩu là gỗ xoan hôi, máy bóc gỗ. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu gần 31,5 triệu USD, trong đó nhập khẩu chỉ gần 29 nghìn USD. Tổng số thuế của Chi cục trong năm 2017 chỉ được gần 68 triệu đồng. Trong khi đó, phương tiện, hành khách xuất nhập cảnh cả năm không có trường hợp nào.
“Những năm gần đây, hàng hóa xuất nhập khẩu và hàng hóa tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan, chuyển cửa khẩu tại Chi cục có sự cải thiện nhưng chưa bền vững và thường xuyên biến động”. Năm 2019 vừa qua, Chi cục có 43 doanh nghiệp làm thủ tục với 273 bộ tờ khai, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 29 triệu USD, giảm tới 68% so với năm 2018; kim ngạch giám sát hàng tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan, chuyển cửa khẩu 156 triệu USD, giảm 55% và số thu ngân sách chỉ hơn 2,7 tỷ đồng, giảm 32%...
Đặc biệt, những tháng đầu năm 2020, tình hình dịch bệnh Covid-19 và nhiều yếu tố khách quan khác khiến cho hoạt động xuất nhập khẩu tại đơn vị càng trở nên trầm lắng.
“6 tháng đầu năm tại đơn vị có 21 doanh nghiệp làm thủ tục, với kim ngạch xuất nhập khẩu chỉ vỏn vẹn 1,9 triệu USD, giảm 41% so với cùng kỳ 2019. Kim ngạch hàng tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan, chuyển cửa khẩu cũng chỉ xấp xỉ 4 triệu USD, giảm tới 93%. Số thu ngân sách chỉ được 355 triệu đồng, giảm 13%, đạt 19,7% chỉ tiêu Bộ Tài chính giao, 15,4% chỉ tiêu UBND tỉnh Cao Bằng giao. Từ tháng 6 đến nay, gần như không phát sinh thêm hoạt động xuất nhập khẩu, tái xuất hàng hóa”- ông Phạm Anh Tùng nói.
Mặc dù hoạt động xuất nhập khẩu đang có những gam màu trầm lắng, tuy nhiên, đội ngũ CBCC của Chi cục Hải quan cửa khẩu Sóc Giang xác định, việc đứng chân trên địa bàn biên giới thiêng liêng của Tổ quốc ngoài việc thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ còn phải góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, đặc biệt là trên vùng đất cách mạng với khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Pác Bó. Như phát biểu chỉ đạo tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Cục Hải quan Cao Bằng nhiệm kỳ 2020-2025 (ngày 29/7), Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Hoàng Xuân Ánh nhấn mạnh: một trong những đóng góp và cũng là nhiệm vụ quan trọng của Hải quan Cao Bằng là bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ trên địa bàn.
Vì vậy, theo Chi cục trưởng Phạm Anh Tùng, một nội dung luôn được lãnh đạo đơn vị thường xuyên quan tâm là tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng để đội ngũ CBCC rèn luyện bản lĩnh, yên tâm, vững vàng thực hiện nhiệm vụ, nhất là với những công chức trẻ.
Chúng tôi rời Chi cục khi ánh nắng chiều nhạt dần sau từng rặng núi làm cho khung cảnh ở cửa khẩu Sóc Giang càng trở nên vắng vẻ, tĩnh mịch đến nao lòng. Nhưng với cơ sở hạ tầng khá đồng bộ ở đây và với định hướng phát triển kinh tế cửa khẩu của tỉnh Cao Bằng, trong mỗi chúng tôi đều thầm hy vọng về một sự đổi mới không xa ở cửa khẩu Sóc Giang, để tên gọi “cửa khẩu hàng không” chỉ còn là ký ức!
Tin liên quan
Cao Bằng: Hải quan Tà Lùng thu ngân sách hơn 770 tỷ đồng tăng 38%
14:50 | 20/12/2024 Hải quan
Cao Bằng: Khởi tố 2 đối tượng buôn bán, tàng trữ pháo nổ trái phép
13:42 | 16/12/2024 An ninh XNK
Nửa đêm lái ô tô đi chở pháo lậu
16:01 | 10/12/2024 An ninh XNK
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
08:48 | 23/12/2024 Multimedia
Doanh nghiệp đồng thuận, đánh giá cao hỗ trợ của Hải quan Quảng Ngãi
08:43 | 23/12/2024 Hải quan
Hải quan Móng Cái tiếp tục giữ vị trí quán quân chỉ số năng lực cạnh tranh
10:56 | 21/12/2024 Hải quan
Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu nỗ lực để sẵn sàng triển khai hiệu quả mô hình tổ chức mới
09:46 | 21/12/2024 Hải quan
Hải quan Tây Ninh: Hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao
21:48 | 20/12/2024 Hải quan
Đảng bộ Cục Hải quan Quảng Ninh thực hiện thắng lợi, toàn diện mọi mặt công tác
20:53 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Đà Nẵng đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu
20:40 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Nam Giang đưa máy soi hành lý vào hoạt động
18:25 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Hà Tĩnh tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy theo chủ trương đề ra
16:20 | 20/12/2024 Hải quan
PHOTOS: Nhọc nhằn đường lên cửa khẩu quốc tế Nam Giang
16:05 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Lạng Sơn bám sát thực tiễn để hoàn thành nhiệm vụ được giao
14:17 | 20/12/2024 Hải quan
Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 2: Đòi hỏi cấp thiết về hệ thống công nghệ thông tin mới
07:47 | 20/12/2024 Hiện đại hóa hải quan
Chủ động phương án đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan tại sân bay quốc tế Long Thành
14:24 | 19/12/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics