“Chuyển tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp”
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan |
Mặc dù dịch Covid-19 bùng phát cuối tháng 4/2021 đã gây nhiều khó khăn cho tiêu thụ nông sản, song chương trình "Kết nối tiêu thụ nông sản - san sẻ yêu thương vượt qua đại dịch Covid-19” do Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp với 3 đơn vị khác đã góp phần quan trọng giúp tiêu thụ nhiều mặt hàng thuận lợi, điển hình là vải thiều. Nhìn từ bài học tổ chức sản xuất, tiêu thụ vải thiều Hải Dương, Bắc Giang, Bộ NN&PTNT tính toán như thế nào cho mô hình kết nối tiêu thụ nông sản trong tương lai, thưa Bộ trưởng?
Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT): Cục Trồng trọt sẽ rà soát xây dựng, phát triển các vùng sản xuất đối với sản phẩm XK chủ lực Thời gian tới, Cục Trồng trọt sẽ phối hợp với Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản rà soát đánh giá lại các loại cây trồng chủ lực, có diện tích sản xuất lớn kết hợp với khả năng tiêu thụ để tránh tình trạng “được mùa mất giá”. Cụ thể, ngành sử dụng linh hoạt diện tích trồng lúa để vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho nông dân; điều chỉnh linh hoạt kế hoạch sản xuất, cơ cấu mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu sản xuất trên đất lúa. Với các loại rau, màu do có thời gian sinh trưởng ngắn, căn cứ vào tình hình nhu cầu tiêu thụ nội địa, XK để điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp. Các loại cây công nghiệp, cây ăn quả sẽ được theo dõi sát sản xuất để có chỉ đạo rải vụ phù hợp. Ngoài ra, Cục cũng sẽ rà soát xây dựng, phát triển các vùng sản xuất đối với sản phẩm XK chủ lực, có thị trường thuận lợi, đặc biệt là các thị trường lớn; xây dựng vùng sản xuất tập trung, đầu tư phát triển ngành hàng theo chuỗi giá trị, gắn với chế biến, thị trường... Uyển Như |
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Câu chuyện vải thiều Bắc Giang, trước đó là Hải Dương là một gợi ý để cùng suy nghĩ về hướng phát triển và tiêu thụ nông sản trong tương lai. Việc kết nối tiêu thụ vải thiều ở Bắc Giang không phải là câu chuyện tiêu thụ được bao nhiêu tấn vải, mà quan trọng là sau đó rút ra được bài học gì, mô hình gì để mang lại giá trị bền vững trong tiêu thụ nông sản. Bộ NN&PTNT sẽ cùng các bộ ngành, đoàn thể tổng kết chương trình, xem đó như một kịch bản để thường trực ứng phó khi có biến động trên thị trường.
Nếu không có biến động thị trường, từ mô hình này cũng sẽ tạo ra sự thông suốt bằng một tư duy mới. Điều đó có nghĩa là kích hoạt cả một hệ thống để kết nối thông tin, kết nối dữ liệu từ đầu cung đến đầu cầu. Khi có thông tin dữ liệu minh bạch, thông tin phân tích đa chiều, có sự tham gia của đầu cung là ngành sản xuất ở các địa phương lên tới bộ chuyên ngành là Bộ NN&PTNT, rồi đến hệ thống trung tâm phân phối nông sản là sẽ có "bức tranh" minh bạch hơn.
Người sản xuất sẽ hiểu được nhu cầu của thị trường về sản lượng, quy chuẩn, về cách thức phân phối lưu thông. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng biết được xuất xứ, nguồn gốc nông sản. Các trung tâm thương mại biết rõ được các vùng nguyên liệu ở trong từng thời điểm, không phải đợi đến khi chuẩn bị thu hoạch mới tính đến câu chuyện phân phối như thế nào mà phân phối đó phải được đặt trước với những dự báo.
Chuyển đổi mô hình tăng trưởng trong nông nghiệp theo hướng kinh tế nông nghiệp tuần hoàn thích ứng với biến đổi khí hậu là một trong các giải pháp được Bộ NN&PTNT đặt ra nhằm thực hiện các mục tiêu, kế hoạch thời gian tới. Xin Bộ trưởng chia sẻ rõ hơn về điều này?
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Nền nông nghiệp của Việt Nam đang là nền nông nghiệp sản lượng cao, giá cả cao nhưng kèm theo đó là chi phí cũng rất cao. Nếu làm kinh tế không thể chỉ tính sản lượng hay tính trên doanh thu mà phải tính trên lợi nhuận.
Tôi cho rằng cần chuyển tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Giá trị sản xuất nông nghiệp hiện nay thường tăng trưởng do tăng năng suất, điều đó chứng tỏ năng lực sản xuất hiện đang rất tốt. Tuy nhiên, sản lượng tăng có đồng nghĩa giá trị tăng hay không? Người nông dân liệu còn đủ lực để tái đầu tư, tái sản xuất trong tình hình đầu vào đang gia tăng như hiện nay không? Ví dụ, giá lúa Đông Xuân được mùa được giá nhưng đến tháng 5/2021 sang vụ Hè Thu giá lúa lại có xu hướng giảm. Nhiều loại rau quả dù chất lượng tốt nhưng giá XK lại giảm, trong khi đó giá phân bón, giá thức ăn chăn nuôi lại tăng mạnh.
Vì vậy, phải tạo ra tư duy mới bằng cách kích hoạt cả hệ thống qua kết nối thông tin cung-cầu. Như tôi đã nói ở trên, khi kết nối và có dữ liệu minh bạch, đa chiều, từ người sản xuất, phân phối trong nước đến đơn vị quản lý chúng ta sẽ có “bức tranh” minh bạch hơn. Cần có một “bản đồ” hệ thống thông tin giải quyết được về lịch thời vụ, chủ động được thông tin sản xuất, sản lượng cung-cầu… Làm được như vậy chắc chắn sẽ giải quyết được tình trạng ùn ứ nông sản cả trong bối cảnh có dịch Covid-19 và kể cả khi không có dịch.
Thời gian tới, Bộ NNPTNT sẽ ưu tiên những giải pháp trọng tâm nào trong tiêu thụ nông sản, thưa Bộ trưởng?
Về “Chương trình kết nối tiêu thụ nông sản - san sẻ yêu thương vượt qua đại dịch Covid-19”, Bộ NN&PTNT đã chủ trì, phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh triển khai tại 2 điểm tiêu thụ (Khu Hội chợ triển lãm nông nghiệp và Học viện Phụ nữ Việt Nam) với hình thức bán hàng trực tiếp và bán hàng online đối với những nông sản đang chính vụ của một số địa phương, đặc biệt là các tỉnh đang bị dịch Covid-19. Sau 1 tuần triển khai (từ ngày 7 - 14/6/2021), khối lượng tiêu thụ (cả bán trực tiếp và online) đạt 20 tấn vải Bắc Giang, 10 tấn bí thơm Bắc Kạn, 5 tấn dưa kim hoàng hậu Thanh Hóa, 10 tấn mận và 10 tấn xoài, Thanh Long của Mộc Châu. |
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: XK nông, lâm, thủy sản đã đạt được kết quả khả quan trong 6 tháng đầu năm 2021. Do vậy, trong thời gian tới, cần tận dụng cơ hội từ các Hiệp định Thương mại tự do để tháo gỡ rào cản và thâm nhập thị trường mới; kịp thời giải quyết khó khăn về kỹ thuật, thuận lợi hóa thông quan, hạ tầng logistic; mở rộng thị trường nông sản sang những nền kinh tế có cơ cấu sản phẩm bổ sung với Việt Nam như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, EU hay Trung Đông.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh tiêu thụ nông sản tại thị trường trong nước, tiêu thụ kịp thời nông sản cho người dân, khắc phục tình trạng dư thừa, giá giảm gây thiệt hại cho người sản xuất; dự báo và phối hợp với các địa phương xây dựng phương án hỗ trợ tiêu thụ kịp thời nông sản chính (nhãn, cam, thanh long...); phối hợp tổ chức kết nối thu mua nông sản, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản trong các hệ thống, chuỗi siêu thị lớn.
Ngoài ra cần tập trung phát triển, ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số; phát triển thương mại điện tử, tăng cường hỗ trợ DN triển khai phân phối hàng hóa trên nền tảng thương mại điện tử...
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Tin liên quan
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
Doanh nghiệp đồng thuận, đánh giá cao hỗ trợ của Hải quan Quảng Ngãi
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics