Chuyển sang tư duy kinh tế nông nghiệp, lấy giá trị làm thước đo
“Sức khỏe” doanh nghiệp là bài toán của phục hồi kinh tế | |
“Chuyển tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp” | |
Đến năm 2025, 100% công ty nông, lâm nghiệp kinh doanh có lãi |
Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT). |
Ông đánh giá như thế nào về những kết quả đạt được trong XK nông sản thời gian qua?
Đến nay, XK nhiều sản phẩm nông sản của Việt Nam đã đứng “top” đầu thế giới. Năm 2017, kim ngạch XK nông, lâm, thuỷ sản mới đạt khoảng 32 tỷ USD thì năm 2018, 2019 và 2020 lần lượt đạt 36 tỷ USD, 40 tỷ USD và 41 tỷ USD. Năm 2021, Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho toàn ngành đạt kim ngạch XK 44 tỷ USD. Chúng ta có quyền tự hào về những kết quả đạt được của ngành nông nghiệp tuy nhiên cũng không thể “ngủ quên” trên thành tích.
Trong “sân chơi” thương mại nông sản toàn cầu, mỗi quốc gia, vùng địa lý lại có lợi thế riêng. Trong một quốc gia lại có những địa phương, thậm chí một huyện, một xã, một làng cũng có lợi thế riêng. Có khi sản phẩm của một làng lại mang tới thương hiệu cho cả quốc gia.
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định phát triển ngành nông nghiệp chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp. Ông có thể chia sẻ rõ hơn về định hướng này?
Đứng trước bối cảnh đan xen cả những thách thức và cơ hội, trong đó có những thách thức truyền thống và phi truyền thống như đại dịch Covid-19 vừa qua, việc chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp có nghĩa là ngành nông nghiệp sẽ phát triển chuyển sang trạng thái tập trung vào giá trị gia tăng, lấy giá trị là thước đo. Giá trị ở đây là giá trị kinh tế đối với sản phẩm nông sản, giá trị đời sống xã hội, đổi mới sinh kế, chăm lo cho người nông dân để người nông dân được hưởng thành quả do họ làm ra.
Khi chuyển sang tư duy về kinh tế nông nghiệp, 3 chủ thể lớn nhất gồm: Hệ thống quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương; hiệp hội, ngành hàng, cộng đồng DN và người nông dân phải có nhận thức “trồng cây gì, nuôi con gì” đều nghĩ tới điểm bán, nhu cầu người tiêu dùng. Đặt vấn đề chuyển sang phát triển kinh tế nông nghiệp nghĩa là phải quan tâm đồng bộ cả các yếu tố nhận thức, hành vi tiêu dùng, khắc phục tình trạng mất cân xứng thông tin thị trường. Trên thực tế, những bất định của thị trường hoàn toàn có thể diễn ra. Nếu chỉ chạy theo số lượng mà bất chấp nhu cầu thị trường có thể dẫn tới cung vượt cầu; thậm chí chỉ cần diễn ra dịch bệnh, thiên tai gây tắc nghẽn ở điểm nào đó cũng khiến cung-cầu không gặp nhau.
Có những tăng trưởng XK khá ấn tượng, song suốt quá trình dài vừa qua, ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn thiên về số lượng hơn chất lượng. Theo ông, thời gian tới cần có những thay đổi như thế nào để thực sự chuyển sang trạng thái tập trung vào giá trị gia tăng như ông vừa chia sẻ?
Nông nghiệp nói chung bao gồm nhiều phân ngành khác nhau gồm: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm sản, thuỷ sản. Những thuộc tính tự nhiên của nông nghiệp cho thấy đây là ngành sản xuất phải thích ứng với thiên tai, địch họa, biến đổi thời tiết, đối mặt nhiều thách thức.
Những năm qua, Việt Nam có tới 10 mặt hàng nông sản XK đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD mỗi năm; thậm chí những mặt hàng như gạo, cà phê… đã liên tục duy trì kim ngạch XK như vậy nhiều năm. Tuy nhiên, những nội hàm giá trị gia tăng cao hơn, thậm chí giảm sản lượng nhưng gia tăng giá trị là câu chuyện cần bàn đến, đặc biệt cần tập trung vào khâu chế biến.
Việt Nam đã tham gia hội nhập kinh tế quốc tế đa tầng lớp, đa phương diện và đa đối tượng. Điều đó đòi hỏi đổi mới, cải tiến hàng ngày trong phương thức quản trị ngành kinh tế nông nghiệp. Các chủ thể từ quản lý nhà nước, địa phương, cộng đồng DN, các hiệp hội ngành hàng, đặc biệt chủ thể quan trọng và xuyên suốt nhất là người nông dân phải cùng hoà quyện nâng lên nhận thức về thị trường, đích hướng tới của sản xuất hàng hoá. Cụ thể, cần nhận định rõ xu hướng thị trường, xu hướng tiêu dùng của người tiêu dùng thế giới, thậm chí những vùng tiêu dùng khác nhau.
Ví dụ, có những nhóm thị trường như nhóm thị trường thực phẩm Halal của đạo Hồi là thị trường ngách mà từ trước tới nay chưa tận dụng được nhiều. Vừa qua, Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Ngoại giao đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ để có cả chiến lược phát triển các sản phẩm nông sản XK sang khu vực thị trường Halal.
Ngoài ra, tôi cũng muốn nhấn mạnh, các địa phương cần quan tâm nhiều hơn đến vai trò của các hiệp hội, ngành hàng, hoạt động chuyên nghiệp hơn để tận dụng tối ưu hoá những Hiệp định Thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã tham gia như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay FTA Việt Nam-EU (EVFTA)… Với các FTA này, hàng Việt có nhiều ưu đãi thuế quan nhưng phải vượt qua thách thức không nhỏ về rào cản kỹ thuật.
Ở góc độ nguồn lực, tôi cho rằng nếu thực sự coi nông nghiệp là “trụ đỡ” của nền kinh tế thì thời gian tới cần chú trọng hơn nữa nguồn lực cho phát triển nông nghiệp. Nguồn lực ở đây không chỉ là nguồn lực về kinh tế mà còn là nguồn lực trang bị hạ tầng xã hội cho người dân, đặc biệt là người dân ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long- trung tâm của sản xuất nông nghiệp hay người dân khu vực trung du miền núi khó khăn.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đảm bảo chất lượng cá tra xuất khẩu cần quan tâm từ con giống
19:42 | 11/10/2024 Kinh tế
Bão số 3 "quật ngã" nhiều doanh nghiệp nhỏ hơn
15:23 | 07/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK