Chuyên gia hiến kế quản lý “lỗ hổng” trách nhiệm trong vụ sữa giả
Trong thời gian gần đây, thị trường thực phẩm chức năng - đặc biệt là các loại sữa cao cấp - đang bị bủa vây bởi những sản phẩm kém chất lượng, thậm chí là giả mạo, được quảng cáo như thần dược chữa bách bệnh. Không ít người tiêu dùng tin tưởng mua sản phẩm sau khi xem các video quảng bá do nghệ sĩ, người nổi tiếng đăng tải trên mạng xã hội.
![]() |
Vụ việc gần 600 loại sữa giả với doanh thu 500 tỷ đồng không chỉ là hành vi gian lận thương mại, mà còn phơi bày rõ những lỗ hổng trong quản lý nhà nước. |
Đặc biệt, vụ việc gần 600 loại sữa giả với doanh thu 500 tỷ đồng không chỉ là hành vi gian lận thương mại mà còn phơi bày rõ những lỗ hổng trong quản lý nhà nước. Khi trách nhiệm không được thực thi nghiêm túc, không chỉ người dân bị xâm hại mà niềm tin xã hội cũng bị bào mòn. Hệ quả nhãn tiền là hàng ngàn người rơi vào cảnh tiền mất tật mang, chẳng biết kêu ai.
Thực tế hiện nay, một sản phẩm (như mặt hàng sữa bột) có thể chịu sự quản lý của 3 bộ và 2 cấp chính quyền, gây chồng chéo và khó kiểm soát. Như vậy, thực trạng hiện nay cho thấy, việc phối hợp giữa các lực lượng chức năng vẫn còn chồng chéo, thiếu hiệu lực – tạo kẽ hở để hàng giả, hàng kém chất lượng tiếp tục lẩn khuất trong chuỗi cung ứng.
Ngày 18/4/2025, Bộ Công Thương có Công điện hỏa tốc chỉ đạo giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt đối với các sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Theo đó, Bộ yêu cầu tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi phát ngôn, quảng cáo sai sự thật. Đồng thời, yêu cầu Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm đối với các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, sữa giả, thuốc giả... |
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Kinh tế - Tài chính, theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cần triển khai đồng bộ 4 nhóm giải pháp trọng tâm sau:
Một là, tăng cường hậu kiểm, kiểm tra đột xuất. Nhiều sản phẩm sau khi được cấp phép không duy trì chất lượng công bố, thậm chí chứa chất cấm. Theo đó, cần lập đoàn kiểm tra liên ngành, giám sát mạnh mẽ các kênh bán hàng online – điểm nóng vi phạm hiện nay.
Hai là, rà soát quy trình cấp phép, công bố sản phẩm. Việc công bố hiện chủ yếu dựa vào hồ sơ doanh nghiệp, thiếu kiểm định thực tế, dẫn đến tình trạng “hồ sơ đẹp, sản phẩm dở”. Cần xây dựng cơ sở dữ liệu liên thông giữa các bộ, ngành và địa phương để truy vết và chia sẻ thông tin vi phạm.
Ba là, sửa đổi chính sách pháp luật, đồng thời, tăng chế tài xử lý. Theo đó, cần khẩn trương hoàn thiện các luật liên quan như: Luật An toàn thực phẩm, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đồng thời xây dựng Luật Truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Nghị định số 98/2020/NĐ-CP, ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cũng cần được sửa đổi theo hướng tăng mức phạt, buộc thu hồi sản phẩm vi phạm, công khai thông tin trong vòng 24 giờ sau khi xử phạt.
Đặc biệt, cần sửa Luật An toàn thực phẩm theo hướng quy định cụ thể trách nhiệm hình sự với hành vi làm giả sản phẩm dinh dưỡng, xử lý nghiêm người đứng đầu cơ sở sản xuất, phân phối khi để xảy ra vi phạm. Bên cạnh đó, cần xử lý nghiêm cả doanh nghiệp vi phạm lẫn tổ chức, cá nhân buông lỏng quản lý.
Ngoài ra, có thể nghiên cứu hạ ngưỡng truy cứu, bổ sung hình phạt bổ sung, như: tịch thu tài sản, cấm kinh doanh vĩnh viễn.
Bốn là, phát huy vai trò báo chí, hiệp hội người tiêu dùng. Đây là kênh giám sát xã hội hiệu quả nhưng chưa được phát huy đúng mức. Cần cơ chế tiếp nhận, phản hồi thông tin báo chí, tổ chức xã hội; tập huấn nghiệp vụ nhận diện sản phẩm giả cho phóng viên, hội viên, đồng thời tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng.
Tin liên quan

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an đẩy nhanh tiến độ điều tra vụ sữa giả
11:13 | 18/04/2025 Tiêu dùng

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lên tiếng về nghệ sĩ quảng cáo sữa giả
21:37 | 17/04/2025 Tiêu dùng

Kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo thực phẩm bổ sung Nutri Brain IQ
09:52 | 17/04/2025 Nhịp sống thị trường

Hà Nội tăng cường giám sát chất lượng thực phẩm OCOP, hàng đông lạnh
15:52 | 19/04/2025 Tiêu dùng

Từ vụ sữa giả đến "lỗ hổng" trách nhiệm
14:56 | 17/04/2025 Tiêu dùng

Chấn chỉnh hoạt động kinh doanh đa cấp
20:22 | 16/04/2025 Tiêu dùng

Đưa công nghệ số vào truy xuất nguồn gốc tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hóa
16:30 | 15/04/2025 Tiêu dùng

Cần chế tài đủ mạnh đối với hoạt động quảng cáo sai sự thật
16:19 | 14/04/2025 Tiêu dùng

Vi phạm quy định ghi nhãn đối với hai nhãn hiệu bột ngọt
16:31 | 10/04/2025 Tiêu dùng

Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng duy trì tăng trưởng
09:54 | 05/04/2025 Tiêu dùng

Khởi tố, bắt Hằng Du mục và Quang Linh Vlog trong vụ “Kẹo rau củ Kera”
21:32 | 04/04/2025 Tiêu dùng

Từ vụ Kẹo rau củ Kera: Cẩn trọng trước những thông tin quảng cáo trên mạng xã hội
21:15 | 01/04/2025 Tiêu dùng

Giả mạo thương hiệu nông sản tạo hệ lụy mất lòng tin
15:59 | 31/03/2025 Tiêu dùng
Tin mới

Chuyên gia hiến kế quản lý “lỗ hổng” trách nhiệm trong vụ sữa giả

Dễ dàng theo dõi nghĩa vụ thuế nhờ cài đặt ứng dụng eTax Mobile

16.165 cửa hàng bán lẻ xăng dầu kết nối tự động phát hành HĐĐT từng lần bán hàng

330 công chức Hải quan khu vực VI tham gia lớp học "Bình dân học vụ số"

Hải quan khu vực IX: Liên tiếp bắt giữ hàng lậu

5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp
11:04 | 17/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Tổng quan bức tranh thuế thương mại điện tử quý I/2025
08:50 | 18/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 3 điều kiện hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động
09:18 | 19/04/2025 Infographics

(PODCAST) Ngành Tài chính chủ động ứng phó, giúp duy trì dòng chảy thương mại trước sức ép thuế từ Mỹ
09:53 | 18/04/2025 Multimedia

Sơ đồ bộ máy cơ quan thuế theo mô hình quản lý 3 cấp
15:40 | 15/04/2025 Infographics