Chuyển đổi số là cuộc cách mạng về thể chế nhiều hơn là về công nghệ
TS. Nguyễn Thị Bạch Tuyết |
Bà nhận xét như thế nào về những đóng góp của chuyển đổi số với tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam?
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông: Phát triển kinh tế số cần hạ tầng số hiện đại Phát triển xanh và phát triển số có thể coi là sự phát triển chủ đạo của nửa đầu thế kỷ 21. Quốc gia nào muốn bứt phá vươn lên thay đổi thứ hạng thì phải tận dụng cơ hội này. Nhưng phải đi trước người khác, đi trước quốc gia khác. Phát triển kinh tế số và xã hội số cần một hạ tầng số hiện đại. Hạ tầng vật chất cần nhiều chục năm, cần rất nhiều tiền. Nhưng hạ tầng số có thể nhanh hơn nhiều, có thể chỉ một vài năm và chi phí cũng nhỏ hơn hàng chục lần. Ngành Thông tin và Truyền thông đặt mục tiêu hạ tầng số của Việt Nam sẽ vào top 30 thế giới trước năm 2025. Chiến lược phát triển hạ tầng số Việt Nam mà Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành trong năm 2021 đặt ra nhiệm vụ trọng tâm là hạ tầng số phải đi trước, phải lọt vào top đầu, để tạo nền tảng cho phát triển nhanh kinh tế số và xã hội số. H.Dịu (lược ghi) |
Việt Nam đã thể hiện rõ mong muốn được tham gia cuộc đua bằng cách coi chuyển đổi số là một trong những mục tiêu trọng tâm trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030, Nghị quyết số 52-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương, trong đó nhấn mạnh yêu cầu cấp bách để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số và sau đó là Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030.
Nhưng do điểm xuất phát rất thấp nên vị trí của Việt Nam trên bản đồ chuyển đổi số của khu vực và thế giới vẫn còn ở mức trung bình thấp. Hay nói cách khác, Việt Nam được phân loại thuộc nhóm nước ở trong giai đoạn quá độ của quá trình chuyển đổi số nhưng có vị trí khá tích cực trong tương quan với các nước có cùng trình độ phát triển. Tuy vậy, trên tổng thể nền kinh tế, chuyển đổi số đóng góp vào tới tăng trưởng kinh tế qua 5 kênh chính.
Thứ nhất, chuyển đổi số giúp tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu lực quản lý doanh nghiệp, giúp giảm giá thành, mở rộng thị trường và tăng chất lượng phục vụ khách hàng. Chuyển đổi số còn tạo sự gắn kết, hợp tác phát triển hệ sinh thái số, dịch vụ thương mại trực tuyến, mạng xã hội, tự động hóa, trí tuệ nhân tạo và các ứng dụng khác.
Thứ hai, chuyển đổi số làm tăng mạnh mẽ khối lượng và chất lượng thông tin, khả năng giao tiếp, liên lạc, giúp làm minh bạch thông tin và giao dịch trên mọi lĩnh vực từ chất lượng môi trường đến cảm nhận của khách hàng, người dân. Nhờ vậy, mọi hoạt động được giám sát và xử lý kịp thời. Trên cơ sở đó, lòng tin của xã hội sẽ được tăng cường và tăng trưởng kinh tế trở nên bền vững hơn.
Thứ ba, chuyển đổi số giúp doanh nghiệp và mọi người dân tăng khả năng tiếp cận với tri thức toàn cầu và chia sẻ ý tưởng nhanh chóng, kịp thời. Tiến bộ này thúc đẩy học hỏi và sáng tạo, động lực chủ đạo của tăng tưởng.
Thứ tư, chuyển đổi số giúp tạo ra nền kinh tế chia sẻ và cộng đồng, thu hút mọi nguồn lực của xã hội. Cả cung và cầu của nền kinh tế đều tăng mạnh về lượng và phong phú về chất do hiệu quả từ tác động cộng hưởng.
Thứ năm, chuyển đổi số giúp nâng cao chất lượng quy trình ra quyết định, đặc biệt trong phân bố nguồn lực. Như vậy, tăng trưởng được tạo ra từ tăng hiệu quả đầu tư, phát triển.
Theo bà, đâu là lý do để chuyển đổi số trong khu vực tư nhân còn thấp, liệu rằng có phải nguyên nhân đến từ nguồn lực tài chính?
Tài chính cũng là một nhân tố quan trọng để chuyển đổi số thành công, nhưng không phải là nhân tố quan trọng nhất. Quan trọng nhất là các doanh nghiệp phải có mô hình chuyển đổi số phù hợp. Vì vậy, lý do mà chuyển đổi số trong khu vực tư nhân cũng như khối doanh nghiệp nhỏ và vừa diễn ra còn chậm là do chưa có mô hình chuyển đổi số phù hợp.
Chất lượng hệ thống pháp luật của nước ta hiện đáp ứng được mức độ nào của số hóa nền kinh tế, thưa bà?
Trước hết, phải khẳng định rằng, chuyển đổi số là một cuộc cách mạng về chính sách và thể chế nhiều hơn là một cuộc cách mạng về công nghệ. Về thể chế thì quan trọng nhất là chính sách thu hút nhân tài toàn cầu, là sự chấp nhận các công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới, các mối quan hệ mới trong thế giới ảo…
Chính vì vậy, hệ thống pháp luật hiện hành nước ta vẫn còn nhiều điểm chưa đáp ứng công cuộc chuyển đổi số, nên cần hoàn thiện tập trung nhiều vào lĩnh vực pháp luật liên quan trực tiếp đến các thiết chế nhà nước, xã hội; bảo đảm công bằng, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; quản trị môi trường ảo, tội phạm công nghệ cao, đại diện hoặc các vấn đề về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, sở hữu trí tuệ, quản trị doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thương mại điện tử, tài sản số…
Bà đánh giá như thế nào về những đóng góp của việc chuyển đổi số trong lĩnh vực hành chính công đối với sự phát triển của doanh nghiệp và kinh tế số?
Chính phủ đã và đang đẩy mạnh nỗ lực tinh giản các thủ tục và cung cấp dịch vụ công thông qua các phương tiện số. Bởi việc chuyển đổi số trong lĩnh vực hành chính công, trong đó có lĩnh vực hải quan nhằm xây dựng và phát triển dịch vụ số để tái cấu trúc quy trình, cải cách các thủ tục hành chính. Việc ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ số, đưa mọi hoạt động hành chính công lên môi trường số nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ công mức độ 4 thiết yếu phục vụ người dân và doanh nghiệp. Từ đó, chuyển đổi số sẽ giúp công khai, minh bạch, giảm thiểu thời gian, chi phí, phòng chống tham nhũng…
Việt Nam đặt mục tiêu đến 2025, kinh tế số đóng góp 20% GDP và 100.000 doanh nghiệp công nghệ số, theo bà, đâu là động lực và cần những giải pháp như thế nào để đạt được mục tiêu này?
Giai đoạn 2021-2025 được đánh giá là thời điểm để tăng tốc chuyển đổi số, để tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Để đạt được những mục tiêu nêu trên, đòi hỏi Việt Nam phải làm chủ hạ tầng số, làm chủ các nền tảng số từ đó làm chủ không gian mạng quốc gia dựa trên các sản phẩm “Make in Viet Nam”. Thêm vào đó, Chính phủ cần có sáng kiến thu hút nhân tài trên toàn thế giới, đào tạo nhân lực số, sử dụng rộng rãi và hiệu quả các công nghệ số, cũng như phải tăng cường cơ sở pháp lý, nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động và nâng cao trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước.
Xin cảm ơn bà!
Tin liên quan
Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành mã định danh điện tử
10:05 | 22/04/2022 Sự kiện - Vấn đề
Ngành Tài chính tiên phong trong cuộc cách mạng số
21:10 | 09/09/2021 Tài chính
Tiến lên nền kinh tế số
14:54 | 23/11/2020 Người quan sát
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Đâu là tác nhân đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản?
20:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Dữ liệu cá nhân có thể bị “đánh cắp” khi mua sắm trên nền tảng xuyên biên giới chưa đăng ký
20:12 | 01/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt trước làn sóng sàn thương mại điện tử quốc tế: Lợi ích và thách thức
17:59 | 01/11/2024 Kinh tế
Nắm bắt cơ hội để "chen chân" thay thế nhà cung cấp hàng hoá cho EU
17:49 | 01/11/2024 Kinh tế
Ngành sản xuất đang hồi phục sau bão Yagi
15:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Đổi mới sáng tạo - chìa khóa giải quyết rác thải nhựa
14:29 | 01/11/2024 Kinh tế
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Vi mạch bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP Hồ Chí Minh
11:14 | 01/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK