Chuyển đổi số là “chìa khoá” phát triển nông nghiệp bền vững
Gia tăng giá trị nông sản nhờ chuyển đổi số | |
Doanh nghiệp chuyển đổi số để thích ứng với tình hình mới |
Toàn cảnh diễn đàn. Ảnh: NT |
Phát biểu tại Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ VI với chủ đề: “Nông dân với chuyển đổi số trong nông nghiệp" sáng nay, 2/12/2021, ông Lương Quốc Đoàn, Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam nhấn mạnh, dưới tác động của đại dịch Covid-19, chuyển đổi số không còn là giải pháp lựa chọn mà trở thành yêu cầu bắt buộc đối với mỗi quốc gia và từng lĩnh vực, từng người dân.
Trong nông nghiệp, chuyển đổi số là giải pháp tích cực có thể khắc phục điểm yếu cố hữu là sản xuất manh mún, nhỏ lẻ và hình thành chuỗi giá trị, liên kết sản xuất hiệu quả. “Chuyển đổi số trong nông nghiệp thành công sẽ là yếu tố quan trọng giúp chuyển đổi số quốc gia thành công”, ông Lương Quốc Đoàn đánh giá.
Chia sẻ câu chuyện chuyển đổi số trong nông nghiệp tại Bắc Giang, ông Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, để đẩy mạnh tiêu thụ vải thiều trong bối cảnh dịch Covid-19, năm 2021, tỉnh khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã mở gian hàng trên các sàn thương điện tử (Alibaba.com, San24h.vn, Sendo.vn, Voso.vn, Postmart.vn...); thúc đẩy các hoạt động tiêu thụ vải thiều trên mạng xã hội, các fanpage trên facebook, landing, zalo…
“Nhờ ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý sản xuất, xúc tiến thương mại, tiêu thụ vải thiều của tỉnh đạt được kết quả ấn tượng với 215.852 tấn (cao nhất từ trước đến nay)”, ông Tuấn nói.
Tỉnh Bắc Giang xác định chuyển đổi số trong nông nghiệp là nhiệm vụ tất yếu, song chính ông Tuấn cũng thừa nhận, điều này khá mới mẻ. Các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất và kinh doanh nông sản của tỉnh đa số có quy mô vừa và nhỏ, nguồn vốn, nguồn nhân lực còn hạn chế, thiếu nhân viên quản trị mạng, dữ liệu công nghệ thông tin...
Ông Tan Siang Hee, Chủ tịch Hiệp hội CropLife châu Á đánh giá, Việt Nam đang có những bước tiến đầu tiên trong thực hiện số hóa nông nghiệp. Trong 18 tháng qua, với đại dịch Covid-19, ngành nông nghiệp đã tự chuyển mình rất nhanh, trong đó nổi lên sự kết nối giữa nông dân và người tiêu dùng.
Nhờ ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý sản xuất, xúc tiến thương mại, tiêu thụ vải thiều của tỉnh Bắc Giang năm 2021 đạt kết quả ấn tượng. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Theo khảo sát gần đây bởi CropLife châu Á, khi hỏi 130 nông dân trồng lúa, cây ăn quả và rau của Việt Nam, 42% trong số họ cho biết họ muốn áp dụng số hoá trong nông nghiệp. Khi so với 3 quốc gia ASEAN khác trong cùng khảo sát, Việt Nam là nước có tỷ lệ cao nhất.
Vì vậy, có thể thấy rằng nông dân Việt Nam quan tâm đến số hoá nhiều hơn bất kỳ nơi nào khác trong khu vực. Đây là cơ hội rất lớn cho các đối tác trong chuỗi sản xuất thực phẩm-nông nghiệp tiếp tục hợp tác để đẩy mạnh thử nghiệm ứng dụng công nghệ mới…
Theo kinh nghiệm triển khai tại một số nước có mô hình canh tác nhỏ tương tự Việt Nam, các dự án thường được triển khai với quy mô nhỏ ở một vùng cụ thể, trên đối tượng cụ thể. Khi thành công của dự án đó được chứng minh, chính nông dân sẽ giúp lan toả hiệu quả của công nghệ. “Đây là phương thức tác động hiệu quả nhất để nông dân các vùng mở rộng ứng dụng công nghệ với quy mô lớn”, ông Tan Siang Hee nói.
Xung quanh câu chuyện thúc đẩy chuyển đổi số nông nghiệp thời gian tới, TS. Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN&PTNT) đề xuất xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin quốc gia về nông nghiệp.
Trong đó, theo ông Thắng, cần tập trung xây dựng ngân hàng dữ liệu thông tin quốc gia về nông nghiệp số; thiết lập mạng lưới quan trắc, giám sát tích hợp trên không và dưới mặt đất phục vụ hoạt động nông nghiệp, cung cấp thông tin về môi trường, thời tiết, chất lượng đất để nông dân nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng...
Ngoài ra, cần có chính sách khuyến khích và hỗ trợ tài chính cho nông dân quy mô nhỏ; khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai...
Hiện cả nước có 4,1 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp nhưng lại được chia nhỏ ra thành 7 triệu mảnh ruộng, trải dài trên 14 vĩ độ của 7 vùng sinh thái khác nhau. Hàng năm, Việt Nam xuất khẩu tới 42-43 tỷ USD các mặt hàng nông, lâm, thủy sản tới trên 180 nước, vùng lãnh thổ; trong đó có 10 mặt hàng chủ lực đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên như lúa gạo, tôm, cá tra, cao su, hồ tiêu, hạt điều, cà phê, sắn, đồ gỗ… Đây là dữ liệu khổng lồ đòi hỏi cần được "số hóa" để phục vụ cho chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị của ngành nông nghiệp. |
Tin liên quan
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
Liên tiếp phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm có dấu hiệu nhập lậu
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics