Chuyển Cục Phòng, chống rửa tiền thành đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước
Những thông tin giao dịch đáng ngờ đã góp phần quan trọng vào công tác điều tra các vụ án, đặc biệt liên quan đến các tội phạm nguồn của tội rửa tiền. Ảnh: Internet |
Tại Tờ trình Chính phủ về việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định có liên quan đến đơn vị thực hiện phòng, chống rửa tiền, NHNN cho biết, ngày 15/11/2022, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống rửa tiền số 14/2022/QH15 (Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022).
Trong đó, tại khoản 1 Điều 64 Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 quy định, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của NHNN, thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giám sát ngân hàng, phòng, chống rửa tiền.
Căn cứ quy định nêu trên, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng không còn thực hiện nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền. Điều này cũng đồng nghĩa với việc đơn vị thực hiện nhiệm vụ về phòng, chống rửa tiền không thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
Điều này đặt ra yêu cầu cần sửa đổi, bổ sung các Nghị định có liên quan để giao một đơn vị đầu mối thuộc NHNN thực hiện nhiệm vụ về phòng, chống rửa tiền.
NHNN cũng cho biết, trong lĩnh vực phòng, chống rửa tiền, việc tuân thủ các khuyến nghị, chuẩn mực quốc tế cũng như việc tăng cường hợp tác song phương với các cơ quan phòng, chống rửa tiền trên thế giới có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, mô hình Cục Phòng, chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng chưa đảm bảo tính độc lập cần thiết, chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế.
Ngoài ra, theo chuẩn mực quốc tế, cơ quan Phòng, chống rửa tiền phải là một cơ quan làm nhiệm vụ tách biệt về phòng, chống rửa tiền và hạn chế có thêm các tầng trung gian kiểm soát để đảm bảo tính độc lập trong hoạt động.
Tại Báo cáo đánh giá đa phương lần 2 của Nhóm châu Á - Thái Bình Dương về Phòng, chống rửa tiền (APG) được công bố vào tháng 02/2022, sau khi đã nghiên cứu các văn bản pháp lý quy định về chức năng, nhiệm vụ của Cục Phòng, chống rửa tiền, APG tiếp tục đánh giá Việt Nam chỉ đạt mức Tuân thủ một phần đối với Khuyến nghị số 29 của FATF (Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền) và chỉ ra việc Cục trưởng Cục Phòng, chống rửa tiền chịu trách nhiệm trước Chánh thanh tra, giám sát ngân hàng và Thống đốc NHNN về mọi hoạt động của Cục là chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu để Cục Phòng, chống rửa tiền thực hiện chức năng của mình một cách độc lập và tự chủ.
Việc Cục Phòng, chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có thể dẫn đến một số quan ngại về vấn đề bảo mật thông tin và lo ngại về tính độc lập trong hoạt động của các tổ chức tình báo tài chính (FIU) vốn được coi trọng đặc biệt.
Tại Hội nghị toàn thể tháng 6/2023 của FATF, FATF đã chính thức đưa Việt Nam (cùng 2 quốc gia khác là Cameroon và Croatia) vào "Danh sách Xám" của FATF – Danh sách các quốc gia chịu sự giám sát và phối hợp chặt chẽ với FATF để giải quyết các thiếu hụt trong cơ chế phòng, chống rửa tiền, phòng chống tài trợ khủng bố, phòng chống tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt do Việt Nam không thực hiện một cách có hiệu quả các hành động khuyến nghị của APG tại Báo cáo đánh giá đa phương năm 2022.
Trước thềm Hội nghị toàn thể tháng 6/2023, thay mặt Chính phủ Việt Nam, Thống đốc NHNN đã ký cam kết cấp Chính phủ với FATF về việc thực hiện Kế hoạch hành động gồm 17 hành động do FATF đưa ra cho Việt Nam trong khoảng thời gian nhất định (hoàn thành trước tháng 5/2025). 2 trong số 17 hành động trong Kế hoạch hành động của FATF liên quan đến đảm bảo tính độc lập của FIU và tăng cường chất lượng và số lượng các sản phẩm phân tích và chuyển giao thông tin tình báo tài chính .
Do đó, NHNN đã có các dự thảo trình lên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đề xuất thành lập Cục Phòng, chống rửa tiền trên cơ sở tổ chức lại Cục Phòng, chống rửa tiền từ đơn vị thuộc Cơ quan Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thành đơn vị thuộc NHNN.
Theo báo cáo của NHNN, từ năm 2009 đến tháng 6/2023, Cục Phòng, chống rửa tiền đã tiếp nhận khoảng 19.400 báo cáo giao dịch đáng ngờ từ các đối tượng báo cáo, trong đó đã xử lý xong: 16.500 báo cáo, chuyển giao thông tin cho cơ quan chức năng gần 8.694 báo cáo liên quan đến khoảng 1262 vụ việc. Kể từ năm 2013 đến nay, số lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ của Cục Phòng, chống rửa tiền không ngừng gia tăng qua các năm. Theo thông tin phản hồi của các cơ quan chức năng từ năm 2014 trở lại đây, trên cơ sở thông tin mà Cục Phòng, chống rửa tiền đã chuyển giao, đã có hàng trăm vụ việc được các cơ quan chức năng điều tra, thanh tra, kiểm tra trong đó có 21 vụ việc có quyết định khởi tố; 15 vụ việc được truy thu thuế với tổng số tiền truy thu được trên 257 tỷ đồng; 159 vụ việc có văn bản đề nghị cung cấp bổ sung thông tin; 1 việc có có quyết định xử phạt vi phạm hành chính; 5 vụ việc có kết quả xử lý khác. |
Tin liên quan
Ngân hàng vẫn “loay hoay” tìm công cụ xử lý nợ xấu
09:52 | 22/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nền tảng ngân hàng tương tác của Backbase hỗ trợ kế hoạch tăng trưởng
15:52 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Động lực từ xuất khẩu, đầu tư, công nghệ số... cho tăng trưởng kinh tế 2025
08:25 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics