Chuỗi cung ứng Việt Nam phản ứng thế nào trước đại dịch Covid-19
Mua sắm, giao dịch trực tuyến đang được ưa chuộng |
Gián đoạn cung, cầu
Nguồn cung cấp hàng hóa của Trung Quốc dừng đột ngột hoặc bị trì hoãn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Trong một cuộc khảo sát gần đây do C̀ông ty CEL thực hiện vào cuối tháng 3 cho thấy 83% số công ty trong chuỗi giá trị hữu hình (nhà bán lẻ, vận chuyển, thương nhân, nhà sản xuất) tại Việt Nam đã gặp phải vấn đề về nguồn cung cấp vật liệu trong hai tháng vừa qua. 47% trong số họ gặp khó khăn cụ thể với nguồn cung từ phía Trung Quốc và phần lớn thiếu hụt nguyên liệu thô.
Ông Julien Brun, quản lý CEL cho rằng, đại dịch đang ảnh hưởng đến mọi quốc gia, bất kể mức độ phát triển. Ở Việt Nam trong khi có những loại nhu cầu tăng rõ rệt, ví dụ như thực phẩm đóng gói (+26%), trong ngành sữa (+10%), chăm sóc cá nhân (29%), giỏ mua hàng đã lớn hơn đáng kể khi mọi người bắt đầu giảm tần suất đi đến siêu thị và các cửa hàng. Rõ ràng là một số công ty may mắn trong các lĩnh vực phụ trợ cụ thể vẫn đang cố gắng đáp ứng các đơn đặt hàng lớn hơn nhiều so với khả năng cung cấp.
Đến thời điểm hiện nay, sự thật là nhu cầu thực tế (lượng đơn đặt hàng) đang ở mức thấp nhất. Mức bán hàng trong lĩnh vực đồ uống, thời trang, điện tử, xe cộ, nông nghiệp, đồ nội thất, giày dép, và nhiều loại khác đã bắt đầu biến mất trong phạm vi địa phương và cả toàn cầu.
Tại thời điểm của chia sẻ này, tại Việt Nam và các nơi khác, các nhà sản xuất và nhà bán lẻ có khối lượng bán hàng hiện tại là quá thấp để hấp thụ các định phí, khiến hàng ngàn doanh nghiệp có lợi nhuận âm, và lượng dự trữ tiền mặt ít. Các công ty phụ thuộc xuất khẩu đang thấy các đơn đặt hàng bị hủy mỗi ngày, đặc biệt là các đơn hàng từ châu Âu và Hoa Kỳ.
Hậu quả là ngành vận tải toàn cầu cũng bị ảnh hưởng và các công ty giao nhận vận tải hàng hóa tại Việt Nam đang chứng kiến khối lượng giảm từ 25% đến 70%. Một số doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tuyên bố phá sản và đối với những người khác, tác động đến nguồn nhân lực, biến điều chỉnh chính, đang được cảm nhận mạnh mẽ và việc thất nghiệp đang đe dọa nhiều ngành công nghiệp.
Qua khảo sát, CEL đã phát hiện các công ty hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ, phân phối và dịch vụ hậu cần (không bao gồm thương mại điện tử và giao hàng chặng cuối) báo cáo doanh thu thiếu hụt so với mục tiêu 25% trong quý 1 năm 2020 và dự kiến sẽ không phục hồi khoản lỗ này trong năm nay.
Mua sắm an toàn khi cách ly
Khi cách ly xã hội trở thành một thực tế cấp bách hơn, người tiêu dùng thành thị tìm kiếm các lựa chọn mua sắm thuận tiện và an toàn cho nhu cầu gia đình hàng ngày. Thương mại điện tử và dịch vụ giao hàng tận nhà đã trở thành trung tâm của sự chuyển biến này.
Số liệu vẫn chưa được công bố chính thức tại Việt Nam nhưng Lazada báo cáo số lượng đơn đặt hàng tại Singapore tăng 300% và dịch vụ giao hàng của Grab tăng 200% tại Bangkok. Chúng ta có thể giả định sự tăng trưởng tương tự đang được nhìn thấy ở các thành phố chính ở Việt Nam.
Về tổng quan, một lượng lớn hàng hóa đã chuyển từ các kênh phân phối ngoại tuyến sang các kênh trực tuyến và các công ty phân phối chặng cuối chưa thể ứng phó với làn sóng gia tăng của các đơn giao hàng.
Một trong những thách thức chính mà sự thay đổi này tạo ra cho phân phối nội địa là khả năng vận chuyển hàng hóa đường dài, lấy ví dụ giữa miền Bắc và Nam ở Việt Nam vì thời điểm này vận tải đường hàng không và đường sắt hạn chế. Xe tải chạy đường dài trở nên khan hiếm và sự thiếu hụt khả năng vận chuyển gây ra chậm trễ và gián đoạn thêm.
Khi mọi người bắt đầu quen với việc giao hàng tận nơi và giao hàng trực tuyến trở nên có hệ thống hơn, có khả năng điều này sẽ trở thành thói quen và tình trạng sau khủng hoảng sẽ vẫn có lợi cho lĩnh vực thương mại điện tử và giao hàng trong khi lĩnh vực bán lẻ ngoại tuyến sẽ dần hồi phục.
“Mua sắm trực tuyến chắc chắn là một xu hướng mới cơ bản trong ngành hàng tiêu dùng mà chúng ta phải ghi nhớ. Cuộc khủng hoảng cũng sẽ thúc đẩy nhanh hơn nữa các sáng kiến của chính phủ điện tử cho phép người dân thực hiện các nghĩa vụ hành chính trực tuyến và do đó tránh được hàng dài chờ đợi. Một khi cuộc khủng hoảng kết thúc, nhiều khả năng việc triển khai các giải pháp kỹ thuật số cho người tiêu dùng và người dân sẽ phát triển mạnh mẽ”- CEL nhận định.
Tin liên quan
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Nắm bắt cơ hội để "chen chân" thay thế nhà cung cấp hàng hoá cho EU
17:49 | 01/11/2024 Kinh tế
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
19:50 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông qua Luật Dược sửa đổi: Quản chặt giá thuốc, cho phép bán thuốc online
19:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Press cup 2024: Sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước
15:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng RON95-III về sát 20.500 đồng/lít
15:16 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
GE Vernova Foundation hỗ trợ người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
15:14 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics